38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

Kiểm tra nhân cách đề cập đến các kỹ thuật được sử dụng sao cho nhân cách được đo lường một cách chính xác và nhất quán.

Nhân cách là điều gì đó mà ta không thường đánh giá và mô tả mỗi ngày. Khi nói về bản thân hay người khác, chúng ta thường đề cập đến những đặc tính khác nhau của nhân cách mỗi cá nhân. Các nhà tâm lý học làm một điều tương tự khi họ lượng giá nhân cách, nhưng họ tiến hành một cách có hệ thống và khoa học hơn.

Các bài kiểm tra nhân cách được dùng để làm gì?
  • Để lượng giá các học thuyết
  • Tìm kiếm những sự thay đổi của nhân cách
  • Lượng giá tính hiệu quả của các liệu pháp
  • Chẩn đoán các vấn đề tâm lý
  • Sàng lọc các ứng cử viên
Các bài kiểm tra nhân cách cũng đôi khi được dùng trong pháp ý nhằm đánh giá các nguy cơ, thiết lập các thẩm quyền và trong các tranh chấp quyền nuôi con.
 
Các loại lượng giá nhân cách

Có 2 loại lượng giá nhân cách cơ bản: Bảng liệt kê tự báo cáo (self-report inventories)Kiểm tra phóng chiếu (projective tests).

Bảng liệt kê tự báo cáo liên quan đến việc các người cần kiểm tra tự đọc câu hỏi và sau đó chọn câu trả lời phù hợp hoặc các lựa chọn mà họ có thể áp dụng. Một trong những bảng liệt kê tự báo cáo phổ biến nhất là Bảng liệt kê Nhân cách đa chiều Minnesota (Minnesota Multiphasic Personality Inventory), gọi tắt là MMPI.

Kiểm tra phóng chiếu liên quan đến việc được đưa cho những người cần kiểm tra một hình ảnh, đối tượng hay ngữ cảnh mơ hồ và sau đó hỏi họ diễn giải những đề mục này. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về một bài kiểm tra phóng chiếu là Kiểm tra Vết mực loang Rorschach (Rorschach Inkblot Test), Heo chân đen (Patte Noire Test ), TAT & CAT. 
 
Những vấn đề tiềm ẩn trong kiểm tra nhân cách
Mỗi phương pháp tiếp cận đều có những điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế riêng. Lợi ích lớn nhất của bảng liệt kê tự báo cáo là chúng có thể được chuẩn hóa và dùng các quy chuẩn để thiết lập. Chúng cũng tương đối dễ quản lý và có độ tin cậy (reliability) và độ hiệu lực (validity) cao hơn các bài kiểm tra phóng chiếu.

Một trong những điểm yếu của bảng liệt kê tự báo cáo là người tham gia có thể không trung thực khi trả lời câu hỏi, người ta có thể cung cấp các câu trả lời giả để nỗ lực "làm người tốt” hoặc để phù hợp với điều chấp nhận và mong đợi của xã hội.

Một vấn đề tiềm ẩn khác là không phải lúc nào cũng mô tả chính xác các hành vi của bản thân. Con người có khuynh hướng đánh giá cao quá mức một xu hướng nhất định (đặc biệt với những điều được xem là mong đợi của xã hội) trong khi đánh giá thấp các đặc điểm còn lại. Điều này có thể tác động nghiêm trọng đến tính chính xác của một bài kiểm tra nhân cách.

Các bài kiểm tra nhân cách tự báo cáo cũng có thể mất thời gian khá lâu, trong một số trường hợp người tham gia phải mất vài giờ để hoàn thành. Không ngạc nhiên là người tham gia sẽ nhanh chóng buồn chán và thất vọng. Khi điều này xảy ra, người tham gia sẽ muốn trả lời các câu hỏi càng nhanh càng tốt, thường là không đọc các đề mục.

Các bài kiểm tra phóng chiếu thường được sử dụng trong các thiết lập tâm lý trị liệu và cho phép các nhà trị liệu nhanh chóng thu thập các thông tin về thân chủ. Ví dụ, nhà trị liệu không chỉ tìm kiếm những phản ứng của thân chủ đối với một đề mục kiểm tra cụ thể; họ cũng có thể thu thập những thông tin định tính khác của thân chủ như là độ cao giọng nói và ngôn ngữ cơ thể. Tất cả những điều này có thể được đào sâu thêm từ thân chủ thông qua các buổi trị liệu.

Tuy nhiên, các kiểm tra phóng chiếu cũng có một số điểm yếu và hạn chế. Vấn đề đầu tiên nằm ở việc giải thích các câu trả lời. Chấm các đề mục này rất chủ quan và những người đánh giá khác nhau có thể cung cấp các nhận định hoàn toàn khác nhau đối với các câu trả lời.

Những bài kiểm tra này cũng thiếu cả độ tin cậy và độ hiệu lực. Hãy nhớ rằng, độ tin cậy đề cập đến tính nhất quán của một bài kiểm tra, trong khi độ hiệu lực của một bài kiểm tra liên quan đến việc bài kiểm tra đó thực sự đo lường những điều gì.

Quan niệm về nhân cách ở Việt Nam

Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân cách thì chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sau đây:

1. Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động).
2. Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người
3. Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
4. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người. Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như sau:

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam.

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357