38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Rối loạn điều hòa cảm giác ở trẻ tự kỷ

| Ngày đăng: 13/01/2020, 05:14 AM |
Theo cuốn sách : The Out-of-Sync Child. Reconizing and Coping with Sensory Processing Disorder của Kranowitz, Carol (2005)

I/ Điều hòa cảm giác :

Điều hòa cảm giác là thuật ngữ mô tả não thu nhận và tổ chức các thông tin từ các giác quan và xử lý, nhờ đó con người mới có những phản hồi bằng hành vi và vận động phù hợp. Quá trình này mang tính tự động hóa thu thập thông tin từ các cơ, khớp, da, tai trong, mặt, mũi, miệng.

Ở trẻ tự kỷ các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, họng, da …) đều bình thường nhưng tại một số trung tâm của não lại không xử lý đúng các thông tin đã thu nhận. Do vậy, sự phản hồi với môi trường sẽ thiếu chính xác và không phù hợp. Nó giống như việc hệ thống thần kinh bị "tắt nghẽn” trong não mà trung tâm não lại cần có được những thông tin thì mới có thể tri giác một cách chính xác.

II/ Rối loạn quá trình cảm giác :

Rối loạn quá trình cảm giác thường có mối liên hệ chặt chẽ với các rối loạn : tăng động giảm chú ý, tự kỷ, hội chứng Aspergers, rối loạn phát triển lan tỏa.

+ Phản hồi cảm giác thái quá/cường cảm giác: Phản hồi quá nhiều về cảm giác

Trẻ thường thức tỉnh thái quá về cảm giác

Thường dễ cáu kỉnh

Có thể phản hồi qua thể hiện đau đớn

Né tránh các trải nghiệm cảm giác

+ Phản hồi cảm giác dưới ngưỡng : Phản hồi quá ít với cảm giác

Thiếu hứng thú với môi trường

Dường như không nhận biết được nguồn thông tin về giác quan vào cơ thể.

Lười vận động

Chậm chạp khi phản hồi.
 

+ Tìm kiếm cảm giác/Luôn cảm thấy không đủ cảm giác :

Mức độ hoạt động cao, vận động không ngừng

Tìm kiếm trải nghiệm cảm giác mạnh

Hành động mạo hiểm

Thích chơi thô bạo

 + Phản hồi thị giác thoái quá :

Nhắm mắt để tránh một kích thích thái quá từ môi trường

Có thể tránh ánh sang mặt trời hoặc ánh sang khác

Có thể thích không tham gia vào hoạt động với những trẻ khác nếu hoạt động đó có nhiều vận động gây rối trường nhìn của trẻ

Có thể tránh giao tiếp mắt

Có thể không tập trung vào khoảng cách khi trẻ di chuyển trong phòng

Có thể nhắm mắt và cố gắng quay đầu khi tung quả bóng về phía trẻ.

+ Phản hồi thính giác thái quá:

Nhạy cảm với âm thanh to, những âm thanh này có thể làm chói tai trẻ

Thường bịt tai để tránh nghe những âm thanh không vừa ý

Thường trở nên cực kỳ khó chịu, cấu giận bởi tiếng động đột ngột như một tiếng còi báo động, sấm sét, máy khoan, sấy tóc…

Thể hiện cảm xúc quá mức khi mức độ tiếng ồn trong phòng tăng

Khó chịu bởi tiếng ồn thông thường như tiếng nước giật ở nhà vệ sinh, nước chảy ở vòi, nhạc nền...

+ Phản hồi xúc giác thái quá:

Khó chịu khi chạm nhẹ vào một số chất liệu

Tránh các hoạt động không có trình tự

Có thể chạy hoặc trốn không phải thực hiện hoạt động sử dụng xúc giác

Thường tránh được người khác ôm hoặc hôn

Thường thích đi ở phía trước hoặc sau các trẻ khác, sợ bị chạm vào

Ăn uống kỹ tính

Dường như là rất sạch sẽ, phải ngay lập tức rửa tay sau một bất kỳ hoạt động nào

Thường tránh đi chân trần, có thể thích giày chặt, sợ những mấu nối quần áo, tất

Không thích rửa mặt hoặc gội đầu, không thích đánh rang

Dễ bị nhột một cách quá mức

Có thể đi nhón chân

Có thể từ chối mặc một số quần áo nhất định, thích quần áo cũ.

+ Phản hồi vận động và thăng bằng thái quá:

Tránh trải nghiệm vận động

Sợ trang thiết bị sân chơi như trượt, đu, leo trèo…

Dễ dàng bị say tàu xe

Thường sợ thang máy

Sợ độ cao, không thích nhất cả bàn chân lên khỏi mặt đất

Sợ leo lên và đi xuống cầu thang

Không thể đi xe 3 bánh, xe đạp hoặc đồ chơi tập đi phù hợp với tuổi

Vụng về hoặc không biết phối hợp, tránh các hoạt động vận động thô.

+ Phản hồi cảm nhận bản thể thái quá:

Thể hiện lười nhác hoặc mệt mỏi quá mức

Tránh những hoạt động thể chất như chạy, nhảy, nhảy lò cò…

Khó tính trong ăn uống

Thích việc nhà, tránh việc vất vả

+ Phản hồi thị giác dưới ngưỡng:

Thiếu quan tâm đến thế giới xung quanh

Thường không quan tâm đến đồ vật, người mới lạ xung quanh

Nhìn chằm chằm vào ánh sang, vật thể di động, nhìn xa xăm vào Ti vi

Không nhận thức được sự va chạm vào đồ vật

Gặp khó khăn khi bắt những thứ người khác tung cho.

+ Phản hồi thính giác dưới ngưỡng :

Ít đáp ứng khi gọi tên: phản hồi chậm chạp với những yêu cầu bằng lời

Gặp khó khăn khi xác định giọng nói trong số các tiếng động khác trong phòng

Chỉ có âm thanh to, náo nhiệt hoặc nhịp điệu khác thường mới thu hút được sự chú ý của trẻ.

+ Phản hồi cảm xúc dưới ngưỡng :

Không nhận biết được sự khác nhau giữa nhiệt độ nóng và lạnh

Có vấn đề khi mân mê đồ vật nhỏ trong tay

Không nhận thức được sự khác nhau giữ các chất liệu

Không nhận thức được khi mặt và tay bị bẩn

Dường như không nhận thấy được người khác chạm nhẹ vào người

Chậm chạp trong học kỹ năng sống hàng ngày

+ Phản hồi vận động và thăng bằng dưới ngưỡng:

Thể hiện lười nhác hoặc sẵn sàng kêu mệt, có thể ngủ nhiều

Tránh trải nghiệm vận động, thích ngồi, đứng hoặc nằm dài

Dường như không nhận thấy sự thay đổi trong vận động

Trượt hoặc ngã không tự ý đứng dậy hoặc đứng dậy rấy chậm

+ Phản hồi cảm nhận bản thể dưới ngưỡng

Kỹ năng vận động tinh nghèo nàn (cắt, vẽ, viết, xúc ăn)

Không phối hợp được các cơ vận động thô

Không nhận biết khi bị thương tổn

Nguồn: tham khảo
 
#Khaitamschool #canthieptuky #giaoducdacbiet #canthiepcamxuc #trilieucamxuc #canthiephanhvi #dieuhoacamgiac 

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357