38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Bảy Giác quan…

| Ngày đăng: 13/01/2020, 05:49 AM |
Chúng ta có thể đã nghe nhiều về năm giác quan thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh, xúc giác, thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác…mà có thể chưa nghe tới hai giác quan nội tại khác là cảm giác di chuyển vận động và cảm giác cơ thể giúp bạn cảm nhận được ví trí cơ thể và chuyển động tương quan với trọng lượng.

Bảy giác quan không phải là các kênh thông tin riêng lẻ rời rạc. Bất kì những gì  bạn cảm nhận được đều ảnh hưởng đến một vài giác quan, toàn bộ thông tin cảm giác đầu vào được xử lý trong các cấu trúc thần kinh trong não bộ. Ví dụ nếu bạn xoay tròn mắt mở to bạn sẽ nhận được thông tin về chuyển động, vị trí cơ thể, các góc nhìn khác nhau, cảm giác chân chạm mặt đất và không khí trên bề mặt da và cả âm thanh dưới chân khi bạn chuyển động.

XÚC GIÁC: GIÁC QUAN ĐẦU TIÊN VÀ CƠ BẢN NHẤT

Hệ thống xúc giác, là hệ thống được phát triển đầu tiên trong bào thai và là hệ thống cảm giác lớn nhất trong cơ thể mỗi người. Các đầu dây thần kinh xúc giác không chỉ ở ngoài bề mặt da mà có cả ở miệng, họng, hệ thống tiêu hóa, trong các rãnh tai, bao phủ các cơ quan tái tạo…Các đầu dây thần kinh thu nhận các cảm giác khác nhau rồi truyền đến những sợi dây thần kinh với tốc độ khác nhau. Các dấu hiện cảm giác di chuyển dọc theo hai đường dẫn riêng biệt trọng hệ thần kinh trung ương và kết thúc ở não bộ để xử lý. Khi có bất kỳ sự cố trong liên hệ thần kinh nào trong mạng lưới xúc giác phức tạp này sẽ đều gây ra những cảm xúc khó hiểu.
 

Các loại xúc giác

Khi nói đến xúc giác bạn có thể chỉ nghĩ đến việc cầm cánh tay mềm mại của con, một cảm giác chăm sóc về tình cảm hoặc một cái áo nỉ gây ngữa ngáy Hệ thống xúc giác bao gồm nhiều loại, mỗi trẻ lại có những vấn đề xúc giác khác nhau, có trẻ thì quá mẫn cảm với loại xúc giác này, không có phản ứng gì với loại xúc giác khác hoặc có phản ứng lẫn lộn giữa các ngày, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Khi bạn tìm hiểu và nắm được những ván đề về xúc giác của con bạn, thì những gì mà dường như trông có vẻ không bình thường, những phản ứng hành vi khó hiếu với đầu vào xúc giác sẽ có thể hiểu và lường trước được.

Xúc giác nhẹ được cảm nhận bởi một số loại tế bào da và lông bào trên da là loại xúc giác gây khó chịu nhất cho những trẻ gặp rối loại tích hợp cảm giác. Trẻ có thể hơi khó chịu hoặc không thể chịu nổi một số chất liệu vải, khi có ai đó chạm nhẹ, khi tiếp xúc với cỏ, cát hay bẩn trên da, khi rửa mặt hoặc gội đầu, đánh răng chải tóc, và một số loại vỏ thức ăn khi ở trong miệng. Chỉ một chiếc hôn nhẹ lên má cũng làm cho trẻ cảm thấy như bị giấy ráp cứa vào.

Áp lực sâu thường dễ được trẻ chấp nhận hơn đối với những trẻ có vấn đề về xúc giác. Cảm giác lực sâu có thể mang lại từ hoạt động như ôm xiết, mát xa, gõ, đâm, lăn và đẩy đi đẩy lại. Những cảm giác này mang lại thông tin cảm giác qua trọng tới các khớp và cơ.

Rung như khi dùng máy mát xa chạy pin, đồ chơi rung, hoặc các dụng cụ như máy điều hòa, tủ lạnh có thể làm cho một số trẻ có vấn đề xử lý cảm giác thấy hoảng sợ. Trẻ quá mẫn cảm với xúc giác có thể cực kỳ khó chịu nếu trẻ thấy xe ô tô rung lên hay có xe tải chạy ngang qua làm rung chuyển đường. Cũng có những trẻ lại cảm thấy không gì sung sướng hơn trên đời này khi được ngồi trên nóc các máy giặt (con mình đấy).

Nhiệt độ cũng có thể rất ảnh hưởng đến xúc giác của trẻ, tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của từng trẻ. Một số trẻ có vấn đề về cảm giác luôn luôn phàn nàn rằng nước ấm trong bồn hoặc vòi sen quá nóng không chịu nổi. Một số trẻ thì thèm khát kém lạnh cóng, có trẻ thì chực ăn pizza lúc phomat đang còn sôi sùng sục. Một số trẻ không chịu ăn thức ăn không ở mức nhiệt độ theo đúng yêu cầu của chúng.

Cảm giác đau, từ góc cắt giấy đến đứt tay làm chúng ta đau đớn. Nhưng với một số trẻ có vấn đề xúc giác thì lại mẫn cảm chỉ với một vết xước nhẹ hoặc có trẻ thì có vẻ nhưng không có cảm giác gì khi bị gẫy xương.

Có hai nhóm xúc giác: phân biệt và bảo vệ. Hai loại cảm giác này di chuyển theo những đường khác nhau từ các đầu dây thân kinh tiếp nhận xúc giác lên đến não. Cảm giác theo đường phân biệt làm cho trẻ cảm nhận được sự khác nhau trên bề mặt và trẻ có thể nói cho bạn biết đâu là con gấu bông lông xù, đầu là chú vịt cao su mềm khi con ở trong phòng ngủ đã tối đèn. Nếu mọi sự yên ổn, cảm giác phân biệt sẽ giúp trẻ lấy ra khỏi túi xách cái bút chì chứ không nhầm với cái bút dạ.

Định vị xúc giác là việc con bạn biết được là có ai đó chạm vào con khi con nhắm mắt. Khó khăn trong việc phân biệt xúc giác hoặc kĩ năng định vị sẽ dẫn đến việc nhận biết kém và khám phá đồ vật do trẻ không thể thu nhận đủ thông tin về vật mà trẻ đang cầm. Trẻ có khả năng định vị kém vẫn nhận biết được khi ai đó động vào trẻ nhưng không thể biết được nếu đó là ở ngón cái hay ở lòng bàn tay. Trẻ gặp khó khăn xác định vị trí cảm nhận cảm xúc thường ở trong tình trạng tỉnh táo ngay cả trong một môi trường không đoán trước được như một sân chơi có rất đông trẻ hoạt động.

Đầu vào xúc giác di chuyển theo đường bảo vệ di chuyển rất nhanh để giúp cho chúng ta và trẻ được an toàn. Trẻ né tránh sờ mó những gì làm đau, theo phản xạ sẽ rụt tay lại khi động phải cái bếp nóng.

Tóm lại, với hệ thống xúc giác có thể phân biệt và phòng vệ hoạt động bình thường trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin chơi với đồ vật và chơi với người khác.

Xúc giác phòng thủ và các vấn để liên quan

Xúc giác phòng thủ là một trong những vấn đề được biết đến nhiều nhất. Đó là tình trạng toàn bộ hoặc một số loại xúc giác được cho là nguy hiểm, không an toàn. Giống như tất cả các vấn đề về giác quan, phòng thủ xúc giác có ở đủ mức độ từ nhẹ đến nặng. Có cô bé luôn cuộn mình trong cái chăn trùm từ đầu tới chân, hễ cứ có ai động vào tay hay chân đều vô cùng khó chịu, không chịu cầm bình sữa, phản đối không chịu để chân trần, chỉ chạm vào đồ vật bằng một bên ngón tay trỏ. Do xúc giác quá nhạy cảm, các kĩ năng vận động thô và vận động tinh đều phát triển rất chậm. Ngược lại, có trẻ có xúc giác quá phòng phủ thì không chịu cho người khác ôm, không chấp nhận cảm giác thức ăn trong họng, trong họng nên phải cho ăn bằng ống xông.

Có trẻ thì cảm giác kém với xúc giác. Trẻ thậm chí chẳng sợ sệt gì mà còn cười khoái chí khi được tiêm phòng, đây là dấu hiệu lãnh cảm xúc giác. Khi tập đi, trẻ cọ đầu gối xuống sân chơi, đứng dậy rồi di chuyển tiếp cho dù đầu gối rỉ máu, trẻ không hề có cảm giác đau đớn.

Những trẻ cảm giác kém với xúc giác cần nạp nhiều thông tin xúc giác và luôn tự mình tìm kiếm cảm giác này nhưng theo những cách riêng và thường là không an toàn. Trẻ có hệ thống xúc giác phòng vệ cần được giải phóng cảm giác để trẻ có thể sẵn sàng chấp nhận trải nghiệm xúc giác. Đối với bố mẹ, đây không phải là điều dễ dàng thực hiện được, bạn muốn giúp trẻ bằng cách phòng tránh những gì nguy hiểm nhưng đồng thời cũng phải giúp con chấp nhận những trải nghiệm không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Tích hợp Xúc giác

Một thước đo khác là mức độ nhanh chóng thích ứng với những thay đổi xúc giác. Hầu hết chúng ta có thể nhanh chóng làm quen với các cảm giác áp lực sâu hoặc xúc giác nhẹ, nhưng với cám giác đau đớn hoặc thay đổi nhiệt độ thì sẽ mất thời gian hơn và dễ cảm nhận được hơn. Bạn có thể không cảm nhận được đôi tấ ngay khi vừa đi vào. Trẻ có những vấn đề xúc giác có thể vẫn tiếp tục cảm nhận đối tất tới hàng giờ liền sau đó. Cơ thể của trẻ cảm nhận đôi tất như một sự kiện giác quan mới liên tục lặp lại. Khi bạn xuống máy bay ở những vùng thời tiết nóng, bạn có thể cảm thấy khó chịu trong vài giờ đồng hồ ngay cả nếu bạn có mặc đồ thích hợp với thời tiết vì bạn vẫn còn đang quen với thời tiết lạnh.  Nhưng con thì có thể kêu ca suốt hành trình là con thấy nóng không chịu nổi cho dù có mặc quần sóc áo chui lỗ.

Rất khó để đánh giá bạn có đang quá cố gắng giúp con thích ứng với những vấn đề xúc giác. Ví dụ như một số bố mẹ và chuyên gia tư vấn cho rằng cù trẻ là không đúng, gây hại hoặc quá kích thích trẻ. Nhưng điều thú vị là cảm giác cù di chuyển suốt dọc đường xúc giác phòng vệ, bạn có thể hình dung cảm giác cù đó như thể một con bọ cạp chay dọc theo chân. Đối với trẻ có xúc giác phòng vệ, trẻ không chịu được cảm giác cù. Nhưng nhiều cha mẹ có con gặp rối loạn xử lý cảm giác để ý thấy là những trẻ có cảm giác kém hoặc kể cả trẻ quá nhạy cảm lại rất thích cù, muốn được người khác cù và thậm chí cù còn giúp trẻ bình tĩnh hơn. Bạn cần xem xét xem liệu cù có giúp con bạn điều hòa lại xúc giác, tìm hướng dẫn và kỹ thuật giúp điều hòa xúc giác cho con và làm thế nào để xác định mức độ can thiệp xúc giác vừa đủ để cho con chấp nhận được ở mức an toàn.

Các dấu hiệu Nhạy cảm xúc giác

Vì rất nhiều trẻ có những dấu hiệu sau, bạn nên xem con bạn có dấu hiệu thường xuyên hoặc nghiệm trọng hơn so với những trẻ khác.

– Trở nên cáu giận, hoặc không để ý khi tay, mặt hoặc quần áo bết bẩn mực, màu, hồ dán thức ăn, cát

– Quá lo sợ khi đi chân trong trên cỏ, cát, thảm (hay đi nhón ngón chân để tránh chạm vào da)

– Cáu giận quá mức khi đến giờ thay đồ, kêu ca khó chịu với quần áo

– Tránh không cho người khác đụng vào, nhất là khi bị bất ngờ hoặc phải người lại hoặc luôn sà vào người khác

– Cảm thấy quá đau hoặc không đau so với bình thường

– Phản đối dữ dỗi các hoạt động cọ sát như đánh răng, gội đầu, cắt tóc.


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357