38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Mỗi ngày một trò vui

| Ngày đăng: 13/01/2020, 06:18 AM |
Các trò chơi vui nhộn giúp phát triên kỹ năng Xã hội và Vận động cho trẻ tự kỷ hoặc gặp Rối loạn Cảm giác
Trị liệu Chơi – Play Therapy – một trong những trị liệu có bằng chứng khoa học (cùng với Trị liệu Giao tiếp và Dạy Kỹ năng) – Theo Nalalie Silove.

Những đứa trẻ tự kỷ thích đung đưa, quay vòng tròn, vỗ tay vốn từng bị coi là những hành vi "tự kích thích” và những bà mẹ bị lên án là "người mẹ băng giá”. Nhưng những hành vi kỳ quặc của chúng ngày càng được công nhận theo đúng bản chất hơn là "tự trấn an”. Và thay vì bị phê phán, những người mẹ được tôn vinh khả năng vượt qua khó khăn với những đứa trẻ bị rối loạn cảm giác của mình.

Tuy vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây tự kỷ, một điều rõ ràng là não bộ của những đứa trẻ này xử lý thông tin một cách khác thường. Giờ đây chúng ta hiểu được sự đàn hồi của não bộ, các phương pháp trị liệu hiện đại đều nhắm tới việc giúp cho những đứa trẻ này kết nối theo cách giống như những trẻ khác để chúng có thể hòa nhập tốt hơn với thế giới xung quanh.

Thậm chí giờ đây còn có người có ý kiến là trẻ tự kỳ và trẻ bị rối loạn cảm giác phần nhiều là khá hơn trẻ cùng lứa tuối. Chúng ta ngày càng biết đến nhiều trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt, với tài năng cùng với những khác biệt xã hội của chúng, làm tăng phần trọng lượng cho lý thuyết này.

Khi theo dõi đứa trẻ thổi bong bóng và thấy thằng bé như bị thôi miên bởi ánh sáng phát ra từ những quả bóng. Nếu chú ý thật kỹ, những quả bong bóng thực sự vô cùng đẹp và đứa trẻ vô cùng sung sướng. Đứa trẻ với khả năng để ý thấy những chi tiết nhỏ làm cho nó trở thành đứa trẻ duy nhất trong lớp học mẫu giáo biết được tên và âm của từng từ trong bảng chữ cái. Ta cảm thấy thèm muốn có được sự hài lòng của đứa trẻ khi chơi và không quan tâm hay để ý gì đến việc người khác nghĩ gì về nó.

Có thể một ngày nào đó những đứa trẻ này sẽ được nhìn nhận như một trong trong bao nhiêu "dạng” người. Chúng được cho là "cool” vì chúng là những đứa trẻ tự kỷ hay có cách xử lý thông tin giác quan "riêng”. Những cụm từ "Rối loạn xử lý giác quan” được thay bằng cụm từ "Khác biệt trong xử lý thông tin giác quan” và chúng ta ai cũng cần phải học sao cho "nhạy cảm” với nhu cầu của mình và làm thế nào để điều khiển và trấn an hệ thống giác quan của chúng ta.

Một trong những cách có thể giúp trẻ cảm thấy được đón nhận và giúp trẻ đạt được những kỹ năng cần thiết là "Chơi” . Chơi là một cách thức não bộ tiếp nhận thông tin, là cách hưởng thụ cuộc sống và dành tình cảm yêu thương cho nhau. Daniel Tammet, một trẻ tự kỷ có biệt tài toán học kể lại rằng những đứa trẻ không chấp nhận cậu đã làm cho tuổi thơ của cậu bất hạnh nhưng cha mẹ cậu chính là những người giúp tài năng của cậu phát triển.

Những đứa trẻ được kết luận có rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hoặc Rối loạn Xử lý thông tin Cảm giác (SPD) có đủ muôn hình muôn vẻ và có những thế mạnh riêng. Cũng như bao trẻ khác ở bất cứ đâu, chúng đều có những điểm riêng biệt riêng của mình, có sở thích riêng, có nhu cầu riêng và có những sự nhạy cảm riêng của chúng. Sự khác biệt giữa trẻ phát triển bình thường và những trẻ này là trẻ ASD hoặc SPD cho bạn biết sở thích, nhu cầu và sự nhảy cảm của chúng là gì.

Nếu một đứa trẻ không thích tiếng động ồn ào, bạn sẽ biết ngay điều đó. Hoặc có thể nó sẽ lẳng lặng lấy hai tay bịt tai lại hoặc cũng hoàn toàn có thể gào thét lên. Nếu nó không muốn bị làm phiền và muốn để được bỏ mặc làm gì nó làm, bạn sẽ phải rất vất vả để trẻ làm những gì bạn muốn. Đứa thì không muốn người khác động vào người và không đùa bao giờ. Bạn cũng sẽ biết được ngay. Những đứa trẻ bình thường có thể sẵn lòng hơn làm theo những gì bạn muốn vì trẻ muốn làm vừa lòng bạn hoặc muốn được khen ngợi. Những đứa trẻ ASD hoặ SPD không thể lúc nào cũng để cho những gì bạn muốn "qua mặt” những gì chúng muốn. Nếu bạn muốn bình yên, bạn phải để ý đến những gì chúng muốn. Khó khăn cho cha mẹ và các nhà trị liệu là tìm ra được chúng muốn gì. Và bạn cần để ý đến rất nhiều thứ, chẳng hạn như:

– Có cảm giác gì làm con giật mình và liệu có thể thay đổi hay trấn át cảm giác đó không?

– Cái gì trong môi trường xung quanh quá gây chú ý cho con và làm sao có thể thay đổi được điều đó?

– Có gì không ổn trong chế độ ăn của con?

– Tâm trạng tình cảm của con thế nào, làm thế nào để giúp con trấn tĩnh lại?

– Tôi có thể giúp con điều hòa cảm giác, thay đổi, loại bỏ điều gì?

– Liệu có nên làm con giảm chú ý tới cái đang làm con lo lắng bằng cách hướng con chú ý đến điều gì khác giúp con bình tĩnh lại?


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357