38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Triết lý giáo dục của Nhật Bản

| Ngày đăng: 20/12/2019, 11:47 AM |
Trong môn học đạo đức của người Nhật, có một triết lý giáo dục vô cùng sâu sắc về 4 hành động im lặng:
Đọc sách trong im lặng,
Vệ sinh lớp học trong im lặng,
Suy nghĩ trong im lặng và
Di chuyển trong im lặng.

Học sinh Nhật sẽ dành 15 phút mỗi sáng để đọc sách trong không gian yên tĩnh. Các em có thể đọc những cuốn sách yêu thích tự mang đi, hoặc mượn từ thư viện. Đó cũng là cách người Nhật tập cho trẻ em thói quen đọc sách từ nhỏ.

Ở đất nước mặt trời mọc, các trường học không có người dọn vệ sinh, việc này sẽ do chính các học sinh đảm nhiệm. Đặc biệt, trong quá trình dọn vệ sinh tất cả đều giữ im lặng và tập trung vào phần việc được phân công. Đó là bài học để trẻ em "biết suy nghĩ đến người khác", rèn luyện sự nhẫn nại, tinh ý.

Sau đó, tất cả ngồi im lặng tĩnh tâm và suy nghĩ trong 1 - 2 phút.

Cuối cùng là bài học về "im lặng khi di chuyển". Trẻ em Nhật được dạy giữ im lặng, di chuyển nhẹ nhàng, trật tự tránh sự ồn ào và ảnh hưởng tới người xung quanh.
 
triet ly giao duc nhat

Người Nhật quan niệm, đạo đức hay nhân cách rất khó để đoán định, đánh giá thông qua học lực và hành vi tuân thủ hay không tuân thủ nội quy trường học. Thay vào đó, giáo viên thường xuyên nhận xét và trao đổi với gia đình về các hoạt động cũng như tình trạng tâm, sinh lý của các học sinh. Giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi và tư vấn định hướng với phụ huynh nếu có điều bất thường.

Và nhận xét của giáo viên sẽ không phải là "hạnh kiểm tốt/khá/trung bình/yếu kém" mà là "lạc quan, vui vẻ", "Cô đơn, không có bạn", "hướng nội" hay "hướng ngoại". Các thầy cô luôn cổ vũ học sinh tìm thêm các nguồn thông tin mới, phát hiện ra góc nhìn mới của vấn để. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật luôn là một trong những quốc gia có số lượng bằng sáng chế nhiều nhất thế giới với những sáng tạo lạ lùng và hữu ích không nơi nào có được.

Ở Nhật, họ không công bố công khai thành tích học tập. Thêm nữa, giáo viên có xu hướng chú trọng đánh giá những sản phẩm mà các em tự tạo ra trong quá trình học tập như tranh vẽ, tập san, sản phẩm thủ công... Các kỳ thi có tính chất cạnh tranh ở trường là thi đấu thể thao, sáng tạo nghệ thuật hay nghiên cứu khoa học.

Khi trưởng thành, xã hội Nhật Bản đề cao lối sống dạo đức, có văn hóa, mỗi người dân luôn thể hiện trách nhiệm cao với chính bản thân và cộng đồng. Bởi vậy, mặc dù phải tuần thủ rất nhiều quy tắc, lễ nghi trong giao tiếp, ứng xử nhưng người Nhật không hề cảm thấy gò bó hay áp lực. Bởi họ hiểu rằng, những quy tắc đó là điều giúp xây dựng một xã hội Nhật Bản văn minh, những con người Nhật Bản lịch sự và khác biệt.
 
Nguồn: Sưu Tầm và Lược dịch.

#khaitamschool #mindfullness #learnyourinnersoul #strongkids #specialneed


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357