38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Chứng khó đọc (tiếng Anh: Dyslexia)

| Ngày đăng: 21/02/2020, 07:55 AM |
Chứng khó đọc là gì?

Chứng khó đọc đã xuất hiện từ lâu và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Vào năm 1968, liên đoàn thần kinh thế giới định nghĩa chứng khó đọc là "một rối loạn ở trẻ em, ở điều kiện học tập bình thường, không thể thực hành các kĩ năng ngôn ngữ như đọc, viết và đánh vần đúng với khả năng trí tuệ cần có ở lứa tuổi”. Theo Viện Sức khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ, chứng khó đọc là một khiếm khuyết về khả năng học tập, có thể cản trở khả năng đọc, viết, chính tả và đôi khi cả khả năng nói. Chứng khó đọc là khiếm khuyết về học tập phổ biến nhất ở trẻ em và tồn tại đến suốt đời. Mức độ khó đọc được đánh giá từ nhẹ tới nặng. Chứng khó đọc nếu được chữa trị càng sớm, thì kết quả càng khả quan, tuy nhiên, không bao giờ là quá trễ để người bị chứng khó đọc có thể nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình.

Trẻ em mắc chứng khó đọc gặp khó khăn khi đọc, ngay cả khi được chỉ dẫn theo cách truyền thống, cho mức trí tuệ ít nhất là trung bình và ở điều kiện học tập đầy đủ. Chứng này do suy giảm khả năng của não bộ khi chuyển hình ảnh thu nhận từ mắt hoặc tai sang ngôn ngữ hiểu. Chứng này không bắt nguồn từ các vấn đề nghe nhìn và cũng không phải do chậm phát triển trí tuệ, tổn thương não hay thiếu thông minh.

Chứng khó đọc có thể chưa được phát hiện ở những bậc học sớm. Trẻ có thể cảm thấy nản lòng vì gặp khó khăn khi đọc, các vấn đề khác cũng góp phần che giấu chứng tật này. Trẻ có thể có dấu hiệu trầm cảm hoặc tự ti. Ở nhà hay ở trường đều thấy có vấn đề trong hành vi. Trẻ có thể trở nên thiếu động lực và ngày càng không thích trường lớp. Thành quả học tập của trẻ ở trường có khả năng bị xóa bỏ nếu vấn đề không được giải quyết.
 

Nguyên nhân của chứng khó đọc. Các hình thức khác nhau của chứng khó đọc.

Chứng khó đọc có nhiều dạng có thể ảnh hưởng tới khả năng đánh vần và khả năng  đọc của trẻ.

(Trauma dyslexia) "chứng khó đọc do sang chấn” thường xuất hiện sau một số dạng chấn thương não bộ hoặc tổn thương vùng não, nơi điểu khiển quá trình đọc viết. Dạng này hiếm khi xảy ra với trẻ ở tuổi đi học ngày nay.
 
Dạng thứ hai của chứng khó đọc là "khó đọc nguyên phát”. Dạng này là một rối loạn chức năng, không phải là tổn thương não trái (vỏ não), và không thay đổi qua tuổi tác. Người mắc hiếm khi đọc được trên mức lớp bốn và có thể phải vẫn vật lộn với đọc, chính tả và viết khi đã thành người lớn. Chứng khó đọc nguyên phát truyền qua dòng họ bởi gen (di truyền). Gen này có ở các bé trai nhiều hơn các bé gái. 

Dạng thứ ba của chứng khó đọc là khó đọc "thứ phát” hoặc "khó đọc phát triển”. Nguyên nhân được cho là bởi sự phát triển nội tiết trong thời kì đầu của thai nhi. Chứng khó đọc phát triển suy giảm dần khi đứa trẻ lớn lên. Chứng này cũng thường gặp ở bé trai hơn.

 Chứng khó đọc có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau. Chứng khó đọc thị giác được nhận ra ở sự đảo lộn số và chữ cái, cũng như thiếu khả năng viết các kí hiệu theo đúng trình tự. Chứng khó đọc phát âm bao gồm khó khăn với âm chữ cái hoặc nhóm các chữ cái. Những âm này được tiếp nhận thành lộn xộn hoặc không nghe được chính xác. (Dysgraphia) Rối loạn đồ họa nói đến khó khăn của trẻ khi cầm và điều khiển bút chì viết trên giấy.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó đọc là gì?

Giáo viên trong lớp có thể không xác định được đứa trẻ bị chứng khó đọc hay không. Giáo viên có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu cần được nhà tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe khác đánh giá thêm, nhằm thực sự chẩn đoán rối loạn. Dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất là sự đảo lộn chữ cái và số. Sự đảo lộn này tương đối phổ biến đến độ tuổi 7-8 và sau đó giảm dần. Nếu đứa trẻ không như vậy, thì cần được kiểm tra chứng khó đọc và các vấn đề học tập khác. Gặp khó khăn khi chép bài từ trên bảng hoặc sách cũng có khi là dấu hiệu. Có thể có cả sự lộn xộn trong bài viết. Đứa trẻ có thể không nhớ được nội dung, ngay cả khi nội dung đó có liên quan đến đoạn phim hoặc sách truyện trẻ yêu thích. Các vấn đề về giữ khoảng cách với người khác có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và thể hiện trên sân chơi. Đứa trẻ có vẻ không phối hợp được và gặp trục trặc với môn thể thao hoặc trò chơi được tổ chức. Phổ biến là khó khăn giữa bên trái và bên phải, và thường không có tay nào được củng cố cho thuận hơn. Ở những năm học đầu, âm nhạc và nhảy múa thường được đưa vào nhằm nâng cao việc học. Trẻ bị chứng khó đọc gặp khó khăn khi di chuyển theo giai điệu của bản nhạc.

 Trục trặc thính giác trong chứng khó đọc ảnh hướng tới nhiều chức năng. Thông thường, đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi phải nhớ hoặc hiểu những gì nó nghe được. Khó nhắc lại trình tự nhiều thứ hoặc nhiều hơn một mệnh lệnh một lúc. Các bộ phận của từ hoặc các bộ phận của cả câu có thể bị thiếu, và từ nghe có vẻ buồn cười. Hoặc trẻ có thể dùng sai từ, hoặc một từ tương tự. Trẻ vật lộn với vấn đề này có thể biết mình muốn nói gì nhưng gặp rắc rối khi tìm đúng từ để biểu đạt suy nghĩ.

 Có thể nhận thấy nhiều dấu hiệu nhỏ ở trẻ mắc chứng khó đọc. Những trẻ này trở nên lãnh đạm và có vẻ buồn phiền. Trẻ có thể bắt đầu hành động khiến người khác bớt chú ý vào khó khăn học tập của mình. Có thể phát sinh vấn đề với lòng tự trọng. Tương tác với anh chị em có thể trở nên căng thẳng. Những trẻ này có thể mất hứng thú vào các hoạt động trường lớp và có vẻ thiếu động lực hoặc lười nhác. Những dấu hiệu và nguyên nhân tinh thần này cũng quan trọng như việc học tập và  cần được quan tâm tương đương nhau.

Phụ huynh nên làm gì khi thấy các dấu hiệu và triệu chứng?

Nếu bạn quan tâm đến sự phát triển của con bạn, thì việc tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa là quan trọng. Thêm vào đó, gặp gỡ các giáo viên của con cũng là một bước quan trọng để có nhiều thông tin hơn.

 Lý tưởng nhất, mỗi trường đều có một nhóm gặp gỡ thường xuyên, nhằm trao đổi các vấn đề mà riêng một đứa trẻ có thể gặp phải. Những nhóm này bao gồm (principal) hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong lớp, và một hoặc kết hợp những người dưới đây, tùy vào nhân sự của nhà trường: nhà tâm lý học đường, y tá, chuyên viên âm ngữ trị liệu, chuyên gia về đọc sách và các chuyên gia khác phù hợp.  Bố hoặc mẹ luôn luôn phải có mặt trong nhóm này. Các nhóm thường được gọi là nhóm học tập dành cho trẻ em, nhóm học tập, hoặc nhóm hỗ trợ học sinh. Bất cứ phụ huynh hoặc giáo viên nào có nghi ngờ về vấn đề học tập đều có thể đề nghị gặp mặt với cả nhóm và trao đổi về vấn đề của trẻ. Phụ huynh có thể đề nghị gặp mặt ngay cả khi giáo viên cảm thấy đứa trẻ vẫn học tốt. Đôi khi quyết định kiểm tra đứa trẻ sẽ nảy sinh. Phụ huynh và giáo viên có thể yêu cầu kiểm tra, nhưng không được tiến hành khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của phụ huynh.

Nếu đứa trẻ đi học ở trường tư thục thiếu các chuyên gia phù hợp để đánh giá vấn đề học tập đang được nghi ngờ, đứa trẻ nên được chuyển tới hệ thống trường công lập để đánh giá. Nếu việc kiểm tra không được tiến hành thỏa đáng tại hệ thống trường công dành cho học sinh trường công và trường tư, gia đình sẽ cần phải xác định những chuyên gia về sức khỏe thích hợp cho việc đánh giá. Danh sách sẽ được đưa ra trong phần kết luận của bài viết này.

 Việc kiểm tra có thể gây căng thẳng cho trẻ em, đặc biệt khi trẻ đang không hài lòng về kết quả học tập ở trường, cho nên cần thử nhiều kế hoạch khác nhau trước khi kết thúc quá trình kiểm tra. Sau khi kế hoạch đánh giá đã được thảo luận với phụ huynh và đã được cấp phép, nhóm ở trường hoàn tất phần kiểm tra và mở một cuộc họp với phụ huynh để bàn về kết quả.
 
Kế hoạch đánh giá dành cho mỗi đứa trẻ phụ thuộc vào vấn đề cụ thể mà trẻ đang vướng mắc. Mỗi kế hoạch nên có phần kiểm tra về 5 mục: nhận thức (trí thông minh), kết quả học tập, giao tiếp, cảm giác/vận động, sức khỏe và phát triển. Nhiều thành viên trong nhóm ở trường hoặc các chuyên gia đã bàn bạc với phụ huynh sẽ hoàn tất quá trình kiểm tra này. Thông thường, nhà tâm lý học đường hoặc nhà tâm lý lâm sàng sẽ xác định đứa trẻ có bị chứng khó đọc hay không. Vì chứng khó đọc có nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như thiếu khả năng học tập về đọc hiểu, ngôn ngữ viết, hoặc môn toán, nhà tâm lý sẽ chẩn đoán hình thức cụ thể. Một dạng khác được biết đến như chậm biểu đạt ngôn ngữ có thể được chẩn đoán nhờ nhà trị liệu âm ngữ.
 
Chứng khó đọc được chẩn đoán như thế nào?

Chứng khó đọc là một rối loạn khó chẩn đoán. Nhà tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe khác cần xem xét nhiều yếu tố để chẩn đoán khiếm khuyết này. Quá trình kiểm tra sẽ xác định mức độ đọc hiểu thực sự của trẻ, so sánh với tiềm năng đọc đã được đánh giá qua bài kiểm tra trí thông minh. Quá trình đọc được kiểm tra trên tất cả các phương diện để xác định chính xác xem trục trặc diễn ra ở đâu. Các thử nghiệm thêm sẽ đánh giá được đứa trẻ tiếp nhận và chuyển hóa thông tin như thế nào và trẻ làm gì với thông tin đó. Các bài kiểm tra này xác định xem đứa trẻ học tốt hơn khi nghe thấy thông tin (thính giác), nhìn thấy thông tin (thị giác) hay làm việc gì đó (vận động). Cũng có thể đánh giá xem đứa trẻ làm tốt hơn khi được phép đưa ra thông tin (phát thông tin) bằng cách nói ra (bằng lời nói) hay diễn tả bằng tay (xúc giác-vận động). Những thử nghiệm này có thể phỏng đoán xem tất cả các hệ thống giác quan trên (các phương thức) hoạt động phối hợp với nhau như thế nào.

 Những bài kiểm tra (tests) đem vào sử dụng phải được chuẩn hóa và có độ tin cậy cao. Không nên để đứa trẻ cảm thấy có gì đó không ổn vì tiến hành kiểm tra.  Nhiều bài kiểm tra có hình thức giống như trò chơi hoặc câu đố, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Trẻ em cần có giấc ngủ tốt trước khi làm kiểm tra và ăn sáng đầy đủ. Nếu phần kiểm tra được tiến hành trong môi trường học đường, giáo viên có thể chuẩn bị cho trẻ bằng cách giới thiệu người sẽ đến và làm công việc đặc biệt với trẻ. Với trẻ nhỏ, nhà tâm lý có thể đến thăm phòng học của trẻ trước khi kiểm tra, để trẻ cảm thấy quen với người đó hơn. Cho dù kiểm tra ở trường hay không, thì phụ huynh cũng có thể nói chuyện với trẻ về người sẽ đến làm việc cùng với con. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cố gắng huấn luyện trẻ vào bài kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, không nên có sự hiện diện của bố mẹ.

Một bộ trắc nghiệm (battery) chuẩn có thể bao gồm, nhưng không hạn chế, những phần sau đây:

Thang đo trí thông minh Wechsler cho trẻ em – Phiên bản thứ ba (WISC-III)
Bộ trắc nghiệm của Kaufman cho trẻ em (KABC)
Thang đo trí thông minh Stanford-Binet
Bộ trắc nghiệm bộ trắc nghiệm tâm lý giáo dục Woodcock-Johnson
Bài kiểm tra thành tích cá nhân Peabody – Sửa đổi (PIAT)
Bài kiểm tra thành tích cá nhân Wechsler (WIAT)
Bài kiểm tra thành tích học tập Kaufman (KTEA)
Bài kiểm tra Bender Gestalt về nhận thức vận động thị giác
Bài kiểm tra phát triển của Beery về hợp nhất thị giác-vận động.
Bài kiểm tra nhận thức trực quan vận động tự do
Bài kiểm tra nhịp chữ số thị giác thính giác (VADS)
Bài kiểm tra nhận thức thính giác (TAPS)
Bài kiểm tra nhận thức thị giác (TVPS)
Bài kiểm tra từ vựng hình ảnh Peabody-Sửa đổi
Bài kiểm tra từ vựng diễn tả tranh bằng 1 từ
Bài kiểm tra thông hiểu âm thanh ngôn ngữ.

Những cách chữa trị hiện có của chứng khó đọc?

Trước khi tiến hành bất cứ sự chữa trị nào, cần phải đánh giá khiếm khuyết của trẻ trên lĩnh vực cụ thể. Mặc dù có nhiều giả thuyết về cách chữa trị chứng khó đọc có hiệu quả, trên thực tế chưa có cách  nào chữa khỏi. Nhà trường sẽ lập ra một kế hoạch với phụ huynh để đáp ứng nhu cầu của con trẻ. Nếu trường học hiện tại của trẻ chưa sẵn sàng giải quyết tình trạng này, đứa trẻ cần được chuyển sang trường khác, nếu có trong khu vực, nơi có thể giáo dục trẻ mắc chứng khó đọc một cách thích hợp. Kế hoạch được triển khai trong môi trường giáo dục đặc biệt hoặc trong phòng học bình thường. Một kế hoạch chữa trị phù hợp sẽ tập trung nâng cao những điểm yếu của trẻ, đồng thời phát huy điểm mạnh. Phương pháp trực tiếp có thể bao gồm nghiên cứu có hệ thống về âm ngữ. Sử dụng những kĩ thuật cho phép tất cả các giác quan hoạt động hiệu quả với nhau. Những phương pháp đọc cụ thể đòi hỏi trẻ phải nghe, nhìn, nói và làm việc gì đó (đa giác quan), ví dụ như phương pháp Stingerland, phương pháp Orton-Gillingham, hoặc dự án READ có thể đưa vào sử dụng. Máy vi tính là một công cụ hữu ích cho những trẻ này và có thể đem ứng dụng càng nhiều càng tốt. Trẻ nên được dạy cách đền bù và kĩ năng ứng phó. Nên chú ý đến điều kiệu học tập tối ưu và những con đường khác giúp trẻ học tập.

Bên cạnh những gì nhà trường đã cung cấp, có những lựa chọn điều trị thay thế ngoài môi trường học đường. Mặc dù những phương pháp điều trị thay thế thường được khuyến khích, những nghiên cứu ủng hộ hiệu quả của những phương pháp này khá hạn chế.

Thêm vào đó, có nhiều cách chữa trị rất tốn kém, và có thể dễ khiến những phụ huynh đang nản lòng dễ bị mắc lừa vào thứ đắt đỏ và nghe có vẻ hấp dẫn.

 Có lẽ phần quan trọng nhất trong bất kì kế hoạch chữa trị nào là thái độ. Đứa trẻ sẽ bị ảnh thưởng bởi thái độ của người lớn xung quanh nó. Không nên để chứng khó đọc trở thành một cái cớ để trẻ tránh học viết. Vì những yêu cầu học tập có thể là cao đối với trẻ mắc chứng khó đọc và trẻ sẽ dễ mệt mỏi, nên lượng công việc nên được chia nhỏ thành những phần thích hợp. Nên có nghỉ giải lao thường xuyên tại lớp và trong giờ làm bài tập về nhà. Những nỗ lực cũng như thành quả nên được ghi nhận củng cố. Nên tìm kiếm và tận dụng các phương pháp thay thế cho bài tập viết. Giáo viên sẽ học cách truyền đạt thông tin tới học sinh bằng nhiều cách, không chỉ thú vị hơn mà còn phải giúp cho học sinh có thể học tốt nhất nhờ nhiều kĩ thuật khác nhau. Công nghệ tương tác đưa ra những phương thức hấp dẫn để học sinh có thể đưa ra phản hồi về những gì mình học được, trái ngược với cách học giấy-bút truyền thống.

Tóm tắt:

Chứng khó đọc là khó khăn trong việc học đọc.
Chứng khó đọc có thể liên quan tới tổn thương não bộ, di truyền hoặc ảnh hưởng nội tiết.
Đảo lộn chữ cái và số là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của chứng khó đọc.
Chẩn đoán chứng khó đọc bao gồm xem xét quá trình trẻ xử lý thông tin từ  việc quan sát, nghe và tham gia vào các hoạt động.
Cách chữa trị lý tưởng đối với chứng khó đọc đòi hỏi phải có kế hoạch lập ra giữa phụ huynh và giáo viên.

 Bác sĩ David Perlstein

 
 


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357