38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

HỌC THUYẾT BẢN NĂNG CỦA ĐỘNG LỰC

| Ngày đăng: 09/03/2020, 08:29 AM |
Theo học thuyết bản năng của động lực (the instinct theory of motivation), tất cả các sinh vật sinh ra với một khuynh hướng sinh học bẩm sinh giúp chúng sinh tồn. Học thuyết này cho rằng bản năng điều khiển tất cả các hành vi. Bản năng là mục tiêu định hướng và các mô thức bản bẩm sinh, nó không phải là kết quả của việc học tập hay trải nghiệm. Ví dụ, trẻ sơ sinh có phản xạ rooting giúp chúng tìm núm vú để bú và được nuôi dưỡng; trong khi đó chim thì có đòi hỏi bẩm sinh là xây tổ và đi di trú khi mùa đông tới.
 
Bản năng là gì?
Ở động vật, bản năng là một xu hướng cố hữu tham gia một cách tự nhiên vào các mô thức cụ thể của hành vi. Ví dụ: con chó run rẩy khi bị ướt, rùa biển tìm đường ra đại dương sau khi nở, hoặc chim thì di trú trước khi mùa đông tới.

Nhà phong tục học nổi tiếng Konrad Lorenz đã chứng minh sức mạnh của bản năng khi ông được những con ngỗng con truyền cảm hứng. Ông chú ý đến việc những con ngỗng con bám lấy thứ đầu tiên di chuyển mà chúng thấy ngay sau khi nở, mà trong đa số trường hợp là mẹ của chúng. Tuy nhiên, bằng cách đảm bảo rằng thứ đầu tiên những con ngỗng thấy là chính ông thì chúng bám lấy ông ngay.

Ở người cũng có nhiều phản xạ là ví dụ về hành vi bản năng. Phản xạ Rooting (hướng về thứ chạm vào má chúng để tìm núm vú), phản xạ Moro (co người lại giang rộng hai tay khi bị giật mình bởi thứ gì hay âm thanh lớn), phản xạ Babkin (quay đầu và mở miệng ra khi được vuốt ve trán)…
 
 Tóm lược lịch sử của Học thuyết bản năng của động lực
Nhà tâm lý học William McDougall là một trong những người đầu tiên viết về học thuyết bản năng của động lực. Ông cho rằng hành vi bản năng gồm 3 yếu tố cơ bản: tri giác, hành vi và cảm xúc. Ông ta cũng vạch ra 18 bản năng khác nhau, trong đó bao gồm: tò mò, bản năng làm mẹ, cười, sự thỏa mãn, hành vi tình dục, và đói khát…
Nhà tâm lý học Sigmund Freud có một cái nhìn rộng hơn về động lực và cho rằng hành vi con người được điều khiển bởi 2 lực chính: bản năng sống và bản năng chết. Nhà tâm lý học William James mặt khác lại cho rằng một số bản năng mà ông tin là điều đó cần thiết cho sự sống còn. Chúng bao gồm: sợ hãi, giận dữ, yêu thương, xấu hổ và sạch sẽ.
 
Những quan sát
Học thuyết bản năng cho rằng động lực chủ yếu dựa trên mặt sinh học.
Chúng ta có những hành vi nhất định hỗ trợ cho sự sống còn. Di trú trước khi mùa đông đến đảm bảo sự sống còn của đàn chim, vì vậy hành vi này trở thành bản năng.
Vậy, điều gì chính xác đủ điều kiện để trở thành bản năng? Trong cuốn "Tìm hiểu tâm lý học (Exploring Psychology)” tác giả David G. Meyers cho rằng để được xem như một bản năng thì hành vi "phải là một mô thức cố định xuyên suốt của cả một loài và không phải do học tập”. Nói cách khác, hành vi phải xuất hiện một cách tự nhiên và tự động ở tất cả các sinh vật của một loài. Ví dụ, trẻ sơ sinh có phản xạ rooting bẩm sinh dẫn chúng tìm đến núm vú để bú. Hành vi này không phải do học tập và xuất hiện tự nhiên ở tất cả trẻ sơ sinh.
 
Những phê bình đối với Học thuyết bản năng
Trong khi học thuyết bản năng có thể được sử dụng để giải thích một số hành vi, các nhà phê bình nhận thấy nó có những hạn chế đáng kể. Trong đó có những lời phê bình sau:
 
Bản năng không thể giải thích cho tất cả hành vi.
Bản năng không phải là thứ gì đó có thể dễ dàng quan sát và kiểm tra một cách khoa học.
 
Chỉ dán nhãn một điều gì đó là bản năng không thể giải thích vì sao một số hành vi chỉ xuất hiện ở những tình huống nhất định mà không xuất hiện trong tình huống khác.
Trong khi có những lời phê bình đối với học thuyết bản năng, điều này không có nghĩa là các nhà tâm lý học từ bỏ việc tìm hiểu cách thức mà bản năng ảnh hưởng lên hành vi. Thay vào đó, các nhà tâm lý học hiện đại hiểu rằng trong khi những xu hướng nhất định có thể được lập trình về mặt sinh học, kinh nghiệm cá nhân cũng đóng một vai trò trong cách mà phản ứng được biểu hiện. Ví dụ, trong khi chúng ta được chuẩn bị nhiều hơn về mặt sinh học để sợ những động vật nguy hiểm như rắn hay gấu, chúng ta sẽ không bao giờ biểu lộ sự sợ hãi nếu chúng ta không tiếp xúc với những động vật đó.
 
Tham khảo
1. Bernstein, D. A. (2011). Essentials of psychology. Belmont, CA: Wadsworth.
2. Melucci, N. (2010). E-Z Psychology. New York: Barron's Educational Series, Inc.
3. Myers, D. G. (2011). Exploring Psychology, eighth edition. New York: Worth Publishers.

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357