38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

TÌNH THƯƠNG CỦA CHA TÁC ĐỘNG QUAN TRỌNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

| Ngày đăng: 09/03/2020, 09:26 AM |

Mặc dù với những nỗ lực tốt nhất của các nhà tư vấn, hệ thống pháp luật nhưng xã hội chúng ta vẫn có nhiều gia đình ly hôn và kèm theo đó là sự không quan tâm, yêu thương của cha hoặc mẹ với con cái.

 

Theo một nghiên cứu mới, tuy người mẹ có một sự liên hệ tình cảm và gần gũi duy nhất với mỗi người con nhưng tình cảm của cha cũng đóng ghóp rất nhiều, thậm chí còn hơn với sự phát triển của trẻ. Đây là một trong những kết quả xuất phát từ cuộc nghiên cứu phân tích có quy mô lớn về ảnh hưởng của sự chấp nhận hay từ chối của cha mẹ (Parental Rejection and Accpetance) – trong sự hình thành tính cách của trẻ khi còn bé và trưởng thành.

 

Parental Rejection and Acception: là một thuyết được xây dựng dựa trên chứng cứ nhằm dự đoán, giải thích nguyên nhân- kết quả và tương tác của sự quan tâm yêu thương hoặc chối bỏ của cha mẹ với trẻ trên toàn thế giới.

 

Học thuyết này nghiên cứu 3 vấn đề chính:

(1) tính cách, tâm lý đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ;

(2) cách vượt qua rắc rối tình cảm ở trẻ hoặc người lớn khi bản thân đã trải qua sự chối bỏ của cha mẹ

(3) tác động của hệ thống văn hóa xã hội.

 

Ronald Rohner, một tiến sỹ tâm lý của trường Đại học Connecticut nói: "Trong các nghiên cứu mang tính quốc tế hơn nửa thế kỷ nay, chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một loại trải nghiệm có ảnh hưởng mạnh và liên tiếp nào tới tính cách và sự phát triển tình cách của trẻ như trải nghiệm khi trẻ cảm thấy mình bị chối bỏ, đặc biệt do cha mẹ khi còn thơ ấu. Rohner là đồng tác giả của cuộc nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Tính cách và Tâm lý học Xã hôi(Personality and Social Psychology Review). Trẻ em và người lớn mọi nơi không phân biệt chủng tộc, văn hóa và giới có xu hướng phản ứng giống nhau khi nhận thấy chính mình bị người chăm sóc và những cá thể gần gũi khác từ chối.

 


Trong một cuộc rà soát của 36 nghiên cứu quốc tế với 100,000 người tham dự, Rohner và đồng tác giả Abdul Khaleque tìm ra sự từ chối của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và không an toàn, cũng như có tính hung hăng và căm ghét hơn với người khác. Nghiên cứu cho biêt sự tổn thương khi bị từ chối, đặc biệt xảy ra khi trẻ còn nhỏ- sẽ có xu hướng ảnh hưởng đến khi trưởng thànhHọ cảm thấy khó thiết lập các mối quan hệ tin tưởng và an toàn với người thân thiết. Những nghiên cứu này dựa trên cuộc khảo sát của những trẻ và người lớn về mức độ chấp nhận hay từ chối của cha mẹ trong thời thơ ấu của họ, kết hợp với các câu hỏi phân loại tính cách.

 

Hơn nữa, theo Rohner những bằng chứng mới của nghiên cứu tâm lý và khoa học thần kinh cuả thế kỷ vừa qua cho thấy khi trải qua sự đau đớn thể xác hay cảm giác bị chối bỏ, phần não bị kích thích đều giống nhau. Tuy nhiên, khác với đau đớn thể chất, sự tổn thương tình cảm cần nhiều năm để xoa dịu.

Các nhà nhiên cứu tìm hiểu trẻ có thể bị ảnh hưởng theo cách khác nhau không nếu điều đó phụ thuộc vào người từ chối là cha hay mẹ. Các kết quả từ hơn 500 cuộc nghiên cứu cho biết trong khi trẻ con và người lớn thường xuyên trải qua các mức độ tổn thương khác nhau, do sự từ chối từ cha mẹ, sự ảnh hưởng từ một người, thương là người cha, có thể có ảnh hưởng lớn hơn so với người còn lại.

 

Một nhóm các nhà tâm lý học ở 13 quốc gia làm việc tại Dự án Quốc tế về Sự chấp nhận Từ chối của người cha (International Father Acceptance Rejection Project) phát triển một giải thích cho sự khác biệt này: trẻ nhỏ và trẻ mới trưởng thành có vẻ chú ý tới bất cứ cha hoặc mẹ mà chúng nhận thấy có sự ảnh hưởng cá nhân cao hay uy tín cao. Do đó nếu một đứa trẻ nhận thấy cha mình có uy tín cao, sau này người cha có thể có nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống của con hơn mẹ. Các nhà tâm lý đang tìm hiểu sâu và nghiên cứu sâu hơn về giả thuyết này.

 

Một thông điệp quan trọng từ nghiên cứu này là tình cảm của người cha rất quan trọng với sự phát triển của con người. Đây là động lực thúc những người cha tham gia tích cực vào việc chăm sóc nuôi dậy con cái. Hơn nữa, khi sự công nhận thông điệp này trở nên phổ biến, nó sẽ làm giảm tác động sự chỉ trích lên người mẹ, vốn phổ biến trong các trường học và lĩnh vực tâm lý lâm sàng. Hiện nay tại Mỹ, sự quan trọng của người mẹ và vai trò làm mẹ bị quan trọng hóa, dẫn đến xu hướng là: khi tâm lý trẻ không ổn định hoặc có vấn đề về hành vi thì người mẹ sẽ bị cho là nguyên nhân chính. Trong khi trên thực tế, người cha lại có liên quan nhiều hơn với những khó khăn phát triển của trẻ.

 

 Phương P dịch

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2012/06/120612101338.htm


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357