38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

GIÚP TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN QUA TRÒ CHƠI

| Ngày đăng: 09/03/2020, 10:23 AM |

Thông qua trò chơi, trẻ em sẽ có những trải nghiệm đầu đời để tự do thử nghiệm, khám phá và sáng tạo. Trẻ học được cách thức làm việc của con người và các đối tượng khác . Ở lĩnh vực phát triển xã hội, trò chơi sẽ giúp cho trẻ học được cách thức để thương lượng, hợp tác và tạo sự mật thiết.

 

Trẻ Tự kỷ khó khăn trong chơi. Chúng gặp khó khăn trong việc liên kết khiến giao tiếp và tương tác xã hội nghèo nàn; hành vi đơn điệu, lặp đi lặp lại, rập khuôn theo một mẫu hình và gắn chặt trong hoạt động nhất định nào đó.

Sự phát triển của trò chơi trẻ em theo một mẫu hình dự đoán. Tuy nhiên, sự trợ giúp hợp lý giúp trẻ phát triển, nó cần phải được ghi nhận lại mức độ thực hiện chức năng hiện thời của trẻ, và hiểu rõ tiến trình phát triển bao gồm cả việc chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. 

 

Giản đồ bên dưới cho thấy các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ em. Kỹ năng chơi khởi đầu với chơi một mình và tiến tới chơi tưởng tượng.

 

Những giai đoạn này không cứng nhắc và trẻ có thể chuyển lên xuống giữa các mức độ, chúng sẽ cung cấp một mô tả tốt về tiến trình phát triển thông qua việc xây dựng các kỹ năng chơi.

 

Các giai đoạn phát triển của chơi

Các giai đoạn phát triển của chơi

 

 

CHƠI, NHẬN THỨC VÀ NGÔN NGỮ

Trò chơi được thừa nhận rộng rãi là lực lượng trọng tâm xuyên suốt giúp trẻ thực hành các lĩnh vực kỹ năng nhận thức chẳng hạn như: giải quyết vấn đề, sắp xếp theo trật tự và bắt chước. Nó cũng trợ giúp phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng vận động; và giúp trẻ dễ dàng tương tác xã hội và lĩnh hội kiến thức.

 

Mức độ phát triển kỹ năng năng chơi của một đứa trẻ có mối liên hệ gần gủi với mức độ Hình dung của chúng. Nó chỉ về cách thức mà trẻ nắm bắt thông tin từ môi trường xung quanh và hiểu mối liên hệ giữa đối tượng và sự kiện. Mỗi bước tiến trên thang bậc phát triển có liên hệ với khả năng Hình dung của trẻ. Ở những giai đoạn phát triển sớm, trẻ sử dụng đối tượng để khám phá môi trường và cũng để giao tiếp với người khác. Trẻ đưa đồ chơi cho mẹ, hoặc đòi tìm kiếm đồ chơi bị rơi mất. Khi phát triển kỹ năng hình dung, trẻ học để đạt được hiệu quả khi sử dụng các đối tượng với nhau, và sau đó học cách dùng đúng chức năng của các đối tượng đó. Cuối cùng, trẻ phát triển khả năng sử dụng biểu tượng các đối tượng và mở rộng không ngừng các chuỗi hoạt động. Tuy nhiên, trẻ Tự kỷ không hướng đến các kỹ năng chơi biểu tượng khi chúng chơi một cách tự phát.

 

CÁC CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ

Mỗi giai đoạn đều đưa tới sự phát triển kỹ năng chơi của trẻ, đầu tiên phải kể đến giai đoạn phổ biến nhất của sự phát triển chơi của trẻ.

 

1.      Chơi một mình

Ở mức độ này, trẻ chơi một mình với các đối tượng . Trẻ cho thấy ít hoặc không cố gắng làm quen một trò chơi tương tác với người khác, và nhiều khi có hành động tránh né chơi gần chỗ người khác.

 

Mục tiêu cơ bản cho trẻ ở giai đoạn CHƠI MỘT MÌNH là gia tăng mức độ cởi mở của trẻ trong hoạt động tương tác với người khác.

 

Một vài ví dụ về các dạng của giai đoạn và các bài tập giúp cho việc tương tác với người khác được dễ dàng hơn:

  • Người lớn thân thiết tạo lập sự gần gũi với trẻ để tạo sự chú ý của trẻ với họ trong các hoạt động chơi của trẻ bằng cách bắt chước các hoạt động hoặc âm thanh của trẻ. Ví dụ: nếu trẻ chơi xe, người lớn bắt chước âm thanh được tạo ra bởi trẻ, hoặc có thể cung cấp những âm thanh thích hợp  lúc chơi, chẳng hạn như "bờ-rum, bờ-rum”.
  • Người lớn thân thiết bắt đầu chơi với một đối tượng mà trẻ yêu thích và thu hút trẻ khi trẻ hướng đến tìm kiếm đối tượng này.
  • Nếu trẻ xếp thẳng hàng các đối tượng, ví dụ: các khối; hoặc xếp chồng cao/lắp rắp các đối tượng, người lớn thân thiết thử cố gắng gia nhập chơi với trẻ - nương theo sự dẫn dắt của trẻ, và trấn an sự lo hãi hoặc khó chịu của trẻ nếu trẻ chấp nhận sự tham dự của người lớn, nhắm tới mục tiêu là dần dần tăng số lần tương tác qua lại với người lớn.

Khuyến khích trẻ chơi. Người lớn nói "Cùng chơi nào” để tạo sự chú ý của trẻ. Củng cố sự nổ lực của trẻ khi trẻ chơi thích hợp bằng lời nói, ví dụ: "Con chơi giỏi lắm”, "Con đang ép đất nặn à,…lăn tốt lắm”.

Người lớn nên chơi ngang tầm mức của trẻ, ví dụ: trên sàn nhà hoặc tại bàn thấp. Dùng  các giác quan dựa trên các hoạt động trực tiếp của trẻ, nhưng vẫn tiếp tục thích hợp và có tính chức năng, ví dụ:

  • Chơi cát/nước
  • Chơi khối
  • Âm nhạc
  • Dùng món đồ chơi trẻ yêu thích

Khi trẻ có thể cởi mở tương tác với một người lớn thân thiết, tiến hành các bước tương tự bởi người lớn ít thân thiết hơn, và cuối cùng mở rộng sự gia tăng tương tác của trẻ với các trẻ em khác.

 

2.      Chơi song song

Ở giai đoạn này, trẻ quan tâm hơn đến những người lớn và trẻ em trong không gian chơi gần bên cạnh. Những trẻ này có thể dừng để quan sát một lúc các hoạt động của người khác, nhưng không tự động tiến đến tham gia vào hoạt động với những người này. Chúng có thể chia sẻ với một vài đối tượng hoặc hoạt động chơi quen thuộc, nhưng từng trẻ vẫn tiếp tục chơi với "chủ đề” của riêng trẻ và tự hài lòng với việc ở một mình. 

 

Mục tiêu cơ bản cho trẻ ở giai đoạn CHƠI SONG SONG là giới thiệu để trẻ khám phá nhiều hơn và chơi trò chơi xã hội, ví dụ: nối kết sự chia sẻ chú ý, phản hồi các mệnh lệnh và yêu cầu cơ bản, khuyến khích sự luân phiên đơn giản, mở rộng những cách chơi với đồ chơi.

 

Một vài ví dụ về các dạng của giai đoạn và các bài tập dùng để đạt được những mục tiêu:

  • Kết đôi trẻ với một người lớn và ngồi kế bên là cặp trẻ - người lớn khác. Mỗi cặp cùng thực hiện những hoạt động tương tự nhau, và người lớn điều khiển sự chú ý của trẻ hướng đến hoạt động của các cặp khác. Bất kỳ sự cố gắng nào cho thấy trẻ hứng thú và/hoặc chia sẻ hoạt động với các cặp khác được củng cố ngay lập tức. Cho trẻ sự hướng dẫn đơn giản để hướng đến trẻ khác và yêu cầu một món đồ chơi mà chúng ao ước (bất kể là bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hoặc dùng các cách thức để gia tăng giao tiếp). Ban đầu có thể cần người lớn làm mẫu những hoạt động này cho trẻ và dùng dấu hiệu cơ thể hay ngôn ngữ để nhắc nhở trẻ nhằm khuyến khích trẻ đưa ra yêu cầu. Một vài người lớn tiến hành chơi với trẻ và với một trẻ khác. Người lớn khuyến khích sự chia sẻ chú ý chung với hoạt động chơi tạo sự hào hứng với cả hai trẻ.
  • Trẻ chia sẻ đồ chơi với hai trẻ khác, ví dụ: nói chuyện luân phiên lúc xây tháp bằng các khối. Trong giai đoạn đầu học  cách nói chuyện luân phiên, dùng lời nhắc nhở "lượt của cha/mẹ” – "lượt của bạn” – "lượt của con” để hướng trẻ có mẫu hình nói chuyện luân phiên.

Tiếp tục dùng nhiều các hoạt động dựa trên giác quan nền tảng, nhưng có mở rộng phạm vi các vật thể và hoạt động nhằm khuyến khích trẻ nói chuyện luân phiên đơn giản và có sự chú ý.

  • Trò chơi ghép hình – khuyến khích nói chuyện luân phiên, đầu tiên là với người lớn thân thuộc và sau đó là với trẻ khác.
  • Các hoạt động thể chất có bao hàm nói chuyện luân phiên cơ bản hoặc những trò nhân – quả giản đơn, trong đó có hai trẻ nói chuyện luân phiên.

3.      Chơi hợp tác

Chức năng của trẻ trong mức độ này là chứng tỏ khả năng hợp tác trong chơi bối cảnh với bạn đồng trang lứa. Các trò chơi xã hội phát triển từ các trò chơi luân phiên ban đầu thực hiện cùng người lớn, ví dụ: Trốn tìm.

 

Với trẻ Tự kỷ, những khiếm khuyết hầu hết đều rất rõ ràng ở giai đoạn CHƠI HỢP TÁC do sự thiếu hụt hiểu biết xã hội và giao tiếp ở trẻ Tự kỷ. Để có thể tham gia vào ngay cả hình thức giới hạn nhất của chơi hợp tác, trẻ có rối loạn Tự kỷ cần phải có số lượng đáng kể các cấu trúc trong môi trường chơi của chúng. Các hoạt động mà trẻ được giới thiệu phải có "kết thúc” rõ ràng và hình ảnh hướng dẫn rõ ràng những điều sẽ diễn ra tiếp theo.

 

Một trong những nguyên tác chính yếu khi chơi với trẻ Tự kỷ trong giai đoạn này là gia tăng sự tương tác của chúng với người khác; khuyến khích sự chọn lựa thực hiện; tiếp tục chú trọng sự chia sẻ chú ý chung; phát triển những kỹ năng giải quyết với các hoạt động thay đổi/ chuyển đổi; và chờ đợi sự luân phiên.

 

Một vài ví dụ các dạng của giai đoạn và nhiệm vụ dùng để đạt được những mục tiêu này:

  • Giới thiệu nhiều hoạt động nhóm vào thời biểu chơi của trẻ, ví dụ: hát, chơi nhạc, chơi cát, chơi nước, hoạt động thủ công, các hoạt động xây dựng chung, các trò chơi vi tính chung.
  • Độ dài ban đầu của các hoạt động nhóm nên ngắn, duy trì sự hứng thú và hợp tác của trẻ, và giữ cho mức độ căng thẳng ít nhất. Người lớn củng cố mọi sự cố gắng của trẻ để tạo ra sự tương tác với trẻ khác. Giúp trẻ bằng lời đơn giản và/hoặc giới thiệu hình ảnh minh họa hành động mà trẻ cần phải thực hiện trong suốt hoạt động, làm mẫu các hành động thích hợp . Giúp trẻ có thông tin hình ảnh rõ ràng để trẻ biết khi nào hoạt động hoàn tất, ví dụ: "hộp hoàn thành”.

Dần dần gia tăng thời lượng của phiên chơi, và gia tăng độ phức tạp của các nhiệm vụ chơi khi hướng dẫn trẻ. Nếu có thể, nên gia tăng dần số lượng trẻ tham gia hoạt động nhóm. Thời biểu chơi của trẻ nên bao gồm hỗn hợp các cấu trúc hoạt động nhóm và giai đoạn của chơi cá nhân không cấu trúc. Trẻ có thể được khuyến khích để chọn hoạt động mà trẻ thích làm trong "thời gian tự do”. Lựa chọn hiện thời bằng các hình ảnh cụ thể dần đưa đến hỗ trợ việc tự ra quyết định.

 

Dần khuyến khích trẻ đưa ra quyết định trong bối cảnh nhóm, nơi mỗi trẻ đưa ra các chọn lựa về các đối tượng hoặc hoạt động đặc thù. Các trẻ khác trong nhóm được nhắc nhở để hướng dẫn chúng về các "luật” xã hội về việc chờ đợi tới phiên mình.

 

4.      Chơi tưởng tượng

Trẻ Tự kỷ gặp khó khăn trong việc hình dung phức tạp bao gồm các hoạt động tưởng tượng. Nó càng bị suy giảm hơn khi so sánh trẻ Tự kỷ với trẻ cùng trang lứa. Phần sau của tài liệu này đưa ra ví dụ về "chơi tưởng tượng” quen thuộc sẽ trợ giúp trẻ có thể tham gia vào các trò chơi tưởng tượng phổ biến.

  

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG HÌNH DUNG

Trong mỗi giai đoạn chính của sự phát triển trò chơi (như: CHƠI MỘT MÌNH, SONG SONG , HỢP TÁC), trẻ em ở mỗi mức độ có sự khác biệt trong mẫu hình về khả năng hình dung của chúng. Ví dụ:

 

  • Chơi cảm giác/khám phá

Một vài trẻ Tự kỷ sẽ biểu hiện một vài trò chơi cảm giác. Những trẻ này có thể bỏ vào miệng các vật thể; lắc, ném hoặc đập liên hồi các vật thể; hoặc trẻ có thể dành thời gian dài để ngắm nghiêng hoặc thao tác những vật thể này theo một cách thức lập đi lặp lại và rập khuôn.

 

  • Chơi liên hệ

Trẻ ở mức độ cao hơn của chức năng hình dung có thể biểu lộ chơi liên hệ, ví dụ: đập các đồ vật với nhau, xếp hàng các đồ vật theo hàng lối, chia chúng vào trong các nhóm … hoặc chơi cấu trúc, ví dụ: tháo và lắp.

Chơi chức năng

 

  • Chơi chức năng  

Chơi chức năng xuất hiện khi trẻ biểu lộ chơi có bối cảnh, nơi trẻ dùng một món đồ có ý thức mục đích, ví dụ: Đẩy xe tài đồ chơi, hoặc đưa tách lên miệng uống.

 

  • Chơi tưởng tượng

Ở mức độ tiến triển nhất của khả năng hình dung, trẻ minh họa trò chơi biểu tượng hoặc tượng tượng. Chức năng của trẻ ở giai đoạn này minh chứng cho khả năng hình dung to lớn về các vật thể vô tri (ví dụ: búp bê, thú nhồi bông) chẳng hạn chúng như thật và có khả năng biểu diễn một vật thể này thành một vật khác hoàn toàn (đưa quả chuối lên tay và giả như nó là điện thoại). Tuy nhiên, trường hợp trẻ Tự kỷ cho thấy sự thiếu hụt khả năng phát triển chơi biểu tượng.

Tuy thế, có thể dạy trẻ thói quen chơi "tưởng tượng”.

 

Chơi khám phá

Khuyến khích trẻ khám phá môi trường chơi của chúng bằng cách củng cố sự cố gắng khám phá đối tượng chơi và hình ảnh. Quan sát chúng, và/hoặc thực hiện các thao tác đơn giản với các đối tượng, ví dụ: trẻ cầm hoặc giữ chặt một đối tượng bằng một tay, trong khi thực hiện các phần cử động đơn giản bằng tay khác (ví dụ: cầm nhà búp bê trong khi mở và đóng cánh cửa).

 

Chơi liên hệ

Củng cố bất kỳ cố gắng của trẻ để tạo ra mối liên hệ với hai đối tượng hoặc các thành phần khác nhau của một vài đối tượng ở chung với nhau theo một vài cách, ví dụ: đập các đối tượng với nhau; xếp ngay hàng; ghép cặp hoặc tạo nhóm các đối tượng cùng với nhau (chúng không nhất thiết phải liên quan với nhau); bỏ vào hoặc lấy ra các đối tượng vào thùng từng cái một. Ban đầu, trẻ không đòi hỏi chơi với đồ chơi.

Dần thêm mức độ chơi liên hệ của trẻ bằng cách đưa ra các nhiệm vụ phức tạp hơn với yêu cầu các kỹ năng theo trình tự và phân loại. Cũng đảm bảo rằng các nhiệm vụ giới thiệu cho trẻ biết cách sử dụng đúng chức năng của một vài đối tượng, ví dụ: bỏ bưu thiếp và hộp thư.

 

Chơi chức năng

Chơi chức năng đơn giản – dạy trẻ sử dụng một đối tượng có mục đích chủ định, ví dụ: đẩy xe tải đồ chơi quanh phòng, đưa tách lên miệng và "làm giống như” uống nước từ nó. Củng cố bất kỳ sự xấp xỉ mức chơi chức năng được trẻ biểu diễn. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hành động nguyên nhân – kết quả đơn giản, chẳng hạn như: nhấn nút để vận hành trò chơi.

 

Chơi chức năng phức tạp – trẻ được dạy cách thức thực hiện hai hoặc nhiều hành động để tạo ra hiệu quả, ví dụ: Nhấn nút , mở nắp đậy và sau đó nhấn nút; nhúng cây thổi bong bóng vào dung dịch xà phòng và sau đó thổi bong bóng; mua đồ chơi bằng tiền.

 

Chơi tưởng tượng (Biểu tượng)

Chơi tưởng tượng đơn giản – trẻ được dạy cách thức giả vờ rằng thứ gì đó có, nhưng lúc đó nó không có đó (chẳng hạn: nước ép trái cây ở trong tách); rằng thứ gì đó là có thật trong khi nó không có (chẳng hạn: một trái cây nhựa); hoặc dùng thứ gì đó để biểu diễn thứ khác (chẳng hạn: dùng khối để biểu diễn một tàu lửa).

 

Chơi tưởng tượng đơn giảnhoạt động với người khác – những hoạt động tương tự ở trên, nhưng hoạt động là trên một người khác hoặc búp bê, ví dụ: đưa ‘nước uống’ cho người lớn, thoa son môi nhựa cho búp bê.

 

Chơi hình dung thực hiện bởi trẻ dùng hai hoặc nhiều hơn các hành động liên hệ nhau – trẻ thực hiện hai hoặc nhiều hơn các hành động trên chính trẻ. Những hành động này có thể là bộ phận của một trò chơi có bối cảnh được ghi nhận, ví dụ: giả vờ đổ nước ép trái cây và sau đó uống từ tách; đặt ngửa chiếc nón và sau đó đẩy làm xe mua hàng; đẩy xe tải đồ chơi quanh phòng, chở trên đó các khối, và sau đó đổ các khối ra khi xe dừng lại.

 

Chơi hình dung thực hiện trên búp bê hoặc người khác – như trên, ngoại trừ  búp bê hoặc người khác có trong ít nhất một trong hai hành động, ví dụ: giả vờ uống, sau đó rót nước cho người lớn hoặc trẻ chơi cùng; đội nón cho búp bê và đẩy đi mua sắm.

 

Khi dạy trẻ chơi, hành động khác nhau bao gồm chọn bối cảnh chơi, ví dụ; chơi nông trại, chơi xe hơi, chơi xe lửa, chơi búp bê, chơi tiệc  trà…, cần phải chia nhỏ và dạy trẻ theo các bước có trình tự. Ban đầu, những trình tự cần ngắn gọn và đơn giản, và chỉ bao gồm một hoặc hai hành động. Khi khả năng của trẻ phát triển, độ dài của các trình tự chơi có thể thêm vào và phức tạp hơn.

 

 

CÁC GIAI ĐOẠN NÂNG CAO KỸ NĂNG CHƠI

Tự kỷ ảnh hưởng đến nhiều kỹ năng cần cho chơi. Kết quả là, trẻ có chứng Tự kỷ sẽ gặp khó khăn với:

  • Quan sát và bắt chước trò chơi của người khác
  • Đọc ý định của người khác
  • Hiểu các "Luật bất thành văn”
  • Trò chuyên luân phiên
  • Thực hiện theo một hướng trình tự
  • Thay đổi trò chơi
  • Hiểu điều chúng muốn làm và điều người khác muốn làm có thể khác nhau
  • Linh hoạt khi người nào đó đưa ra luật lệ
  • Dùng các đối tượng có tính tưởng tượng (chơi giả bộ)

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHƠI CỦA TRẺ

Quan sát trẻ chơi sẽ giúp bạn hiểu khả năng chơi của trẻ và xác định khu vực cần đẩy mạnh phát triển.

Khi quan sát một đứa trẻ trong lúc chơi, nó là điều ích lợi để bạn tự đặt những câu hỏi sau:

  1. Trẻ có thích những đồ chơi đó không? Chính xác thì trẻ có vẻ thích món đồ chơi gì? Quan sát nếu trẻ có vẻ quấn quít quanh những đồ chơi quay tròn, những đồ chơi di chuyển, những đồ chơi có nhiều kết cấu…
  2. Trẻ sử dụng những đồ chơi như thế nào? Quan sát nếu trẻ xếp thẳng hàng hoặc phân loại đồ chơi, biểu diễn bất kỳ hành động lặp đi lặp lại nào, sử dụng không chính xác chức năng của đối tượng…
  3. Loại hoạt động nào làm trẻ thích thú? Ghi chép lại nếu trẻ có vẻ hứng thú với trò chơi: nhô lên – thụt xuống, hoạt động yên tĩnh, xây dựng, trốn tìm, hoặc các trò chơi tương tác khác với con người…
  4. Trẻ có chơi với ai khác nữa không? Quan sát cách thức trẻ tương tác với người lớn, và với trẻ khác. Ghi chép nếu trẻ có vẻ tương tác với chỉ một người trong một hoặc một vài lần…

Thông tin từ những câu hỏi này có thể thu thập thông qua kết hợp giữa quan sát một vài trò chơi cũng như thông qua hỏi chuyện với những người quen biết trẻ.

  

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CÁ NHÂN – CÔNG CỤ ĐỂ HỌC TẬP

Khi quan sát, nó sẽ cung cấp thông tin về mức độ phát triển chơi của trẻ (cảm giác, nguyên nhân – kết quả, chức năng…) cũng như mức độ xã hội hóa trò chơi của chúng (một mình, song song, nhóm, hợp tác,…). Từ đó, bạn có thể quyết định lĩnh vực chơi cần được thực hiện.

  

GIÚP ĐỠ TRẺ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƠI TƯƠNG TÁC

Cần bổ sung vào để phát triển chức năng các kỹ năng chơi, ví dụ: học cách sử dụng đồ chơi và đối tượng theo cách đúng đắn, trẻ Tự kỷ cần được hỗ trợ mở rộng các kỹ năng chơi tương tác.

 

Khi hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng sử dụng đồ chơi, dùng hình ảnh hỗ trợ để cho thấy trẻ phải làm gì trong quá trình chơi là rất hữu ích.

 

Tiếp theo là một vài trò chơi quen thuộc tương ứng sự phát triển mức độ chơi của trẻ.

 

 1. Chơi một mình

  • Mô hình hóa trình tự các hành động
  • Cung cấp các hình ảnh hỗ trợ để cho thấy trẻ phải làm gì (ví dụ: các tấm hình trình tự chơi, ‘thẻ chỉ dẫn’)

 VD: Chăm sóc cho chó cưng

Bước 1: Đặt chó vào trong thau

Bước 2: Lau chó bằng khăn

Bước 3: Chải mặt cho chó

Bước 4: Chải tai cho chó

Bước 5: Chải lưng cho chó

Bước 6: Đặt ruy-băng quanh cổ

Bước 7: Buộc ruy-băng

Minh họa các bước chơi trong giai đoạn Chơi một mình

Minh họa các bước chơi trong giai đoạn Chơi một mình

 

2.  Chơi song song

 

Khi trẻ rành rẽ chơi một mình, trẻ cần được khuyến khích tham gia chơi song song. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là phải hỗ trợ trẻ phát triển nhận thức về môi trường và người khác bằng cách:

  • Sắp xếp chơi sao cho mỗi trẻ được chỉ định ‘không gian chơi” nhưng những đồ chơi thì ở một khu vực chung.
  • Tổ chức trò chơi sao cho mỗi trẻ có một món đồ chơi nhưng các phụ kiện lại được chia sẻ chung.
  • Tiếp tục cung cấp hình ảnh hỗ trợ, những vật chất phù hợp mức độ phát triển, và hỗ trợ cho trẻ thấy rõ nơi nào và khi nào thì chơi kết thúc.

3. Chơi hợp tác

Khuyến khích trẻ tiến hành bước tiếp theo của chơi tương tác, chơi nhóm, người lớn phải hỗ trợ trẻ trong việc luân phiên và chia sẻ đồ vật bằng cách:

  • Tổ chức chơi sao cho mỗi trẻ có một khu vực chơi nhưng chỉ có một món đồ chơi, thế là chúng phải chia sẻ bằng cách luân phiên (ví dụ: chơi thuyền, đẩy đồ chơi quanh một cái bàn)
  • Tiếp tục cung cấp hình ảnh hỗ trợ, những đồ vật  phù hợp mức độ phát triển, và hỗ trợ cho trẻ thấy rõ nơi nào và khi nào thì chơi kết thúc.

Cuối cùng, khuyến khíc trẻ tiến hành chơi hợp tác, người lớn cần hỗ trợ trẻ tiến hành các cách sau:

  • Tổ chức chơi sao cho mỗi trẻ có vài đồ vật  như yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ (ví dụ: nhiệm vụ xây dựng hay thủ công). Điều này sẽ cung cấp cơ hội tương tác ban đầu với bạn bè cùng trang lứa bởi đòi hỏi trẻ phải yêu cầu hay có hỗ trợ từ một trẻ khác.
  • Cung cấp một phạm vi rộng các vật chất ‘cấu trúc hóa”, khuyến khích việc thiết lập cấu trúc, dụng cụ và khung cảnh trong trò chơi và hoạt hóa điều kiện hợp tác thuận lợi.

 

Lập kế hoạch chơi

Để dạy các kỹ năng chơi phải lập kế hoạch và chuẩn bị tiến hành một cách chu đáo.

Ghi nhớ, phải giữ sự vui vẻ và hứng thú. Nếu trẻ bắt đầu thấy thời gian chơi như là  "làm việc nhà” hay "học bài”, toàn bộ tiến trình sẽ khó mà duy trì được. Điều quan trọng là trẻ tiếp tục có cơ hội đơn giản hóa trò chơi theo cách tốt nhất mà trẻ có thể mà không có sự can thiệp của người lớn. Những lần này sẽ là cơ hội để bạn có thể quan sát kỹ năng chơi của trẻ - những kỹ năng này đang được thực hiện và ít hình thức thiết lập? Những lĩnh vực này trẻ cần được hỗ trợ không? 

 

Chuẩn bị

Khi dạy trẻ  cách chơi điều quan trọng người lớn cần làm là:

  • Lập kế hoạch và chuẩn bị phiên chơi, xếp các vật chất thích hợp với khả năng và quan tâm hiện tại của trẻ,
  • Cung cấp cơ hội để hỗ trợ trẻ chuyển lên giai đoạn kế tiếp/ kiểu chơi.

Sẽ rất hữu ích khi có phác thảo kế hoạch cho các phiên chơi một cách rõ ràng: yêu cầu những đồ vật gì, những mục tiêu của phiên chơi là gì và cách thức nào để đạt những mục tiêu này.

 

Bắt đầu chơi

Để bắt đầu chơi, lập kế hoạch phiên chơi, sẽ hữu ích khi giữ những bước sau trong tâm trí:

  • Chọn 2-3 đồ chơi mà bạn thấy trẻ thích thú, sử dụng và tổ chức chúng trước khi chơi.
  • Quyết định mục tiêu/đối tượng của phiên chơi
  • Giới thiệu chỉ 1 kỹ năng mới hoặc hình ảnh hỗ trợ cho phiên chơi, và tập trung trên kỹ năng mới đầu phiên chơi.
  • Những kỹ năng khác hỗ trợ trong phiên chơi cần phải đã quen thuộc với trẻ, và có thể "thực hành” khi trẻ chú ý đến giới thiệu nhiệm vụ mới mà trẻ còn yếu.
  • Chọn khu vực mà trẻ thấy hạnh phúc để chơi
  • Có những tấm hình hoặc bức tranh đơn giản của các đồ chơi yêu thích để sẵn sàng cho việc giao tiếp trong khi chơi
  • Đảm bảo trò chơi vui vẻ kể cả cho bạn bằng cách giữ phiên chơi ngắn (5 đến 15 phút) để bắt đầu.
  • Giữ một bên các hoạt động ưu thích cho trò chơi cấu trúc
  • Thay đổi nhưng món đồ chơi và hoạt động như sự cần thiết để giữ trò chơi luôn mới mẻ và hào hứng.
Lê Thành Nhân (dịch và tổng hợp)  

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357