38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Ba kiểu rối loạn xử lý cảm giác là gì?

| Ngày đăng: 13/01/2021, 08:25 AM |
 
 
1. Rối loạn điều chỉnh các cảm giác Sensory Modulation Disorder (SMD)
Đôi khi hệ thần kinh có phản ứng với các kích thích thường ngày ¨quá nhiều "hoặc "quá ít¨ so với kích thích. Rối loạn điều chỉnh các cảm giác là chỉ tình trạng này.  Có ba loại rối loạn điều chỉnh cảm giác:

• Rối loạn phản ứng quá mức với các cảm nhận Sensory Over-Responsivity Disorder 
[ SOR là một phản ứng đối kháng với các kích thích giác quan mà người khác thấy là dễ chịu hoặc dưới ngưỡng khó chịu. Thường thì SOR hay liên quan đến xúc giác. Ví dụ, hầu hết chúng ta không nhận thấy sự cọ sát của tất hay mác áo.  Hệ xúc giác của chúng ta đã quen với cảm giác này đến mức chúng không thể làm chúng ta xao nhãng trong ngày. Những người phòng vệ với những tiếp xúc ngoài da sẽ bị những cảm giác đó làm xao nhãng đến mức họ bị vướng bận và không thể tập trung vào thứ gì cho đến khi cảm giác đó được loại bỏ. Vì thế bạn mới nghe có những chuyện phải cắt bỏ mác quần áo của những trẻ phòng vệ với các cảm giác.]

• Rối loạn phản ứng quá ít với các cảm nhận Sensory Under-Responsivity Disorder
[ Phản ứng quá ít với các cảm giác là tình trạng hệ thần kinh kém phản ứng hơn bình thường với các kích thích. Vì thế trẻ hình như không xử lý hay phản ứng với thông tin về cảm giác như tiếng ồn, di chuyển, hoặc tiếp xúc ngoài da.  Ví dụ, bạn có thể thấy một trẻ để một thứ đồ chơi ồn ào vào sát tai vì trẻ đó cần thêm nhiều âm thanh và/hoặc thông tin đầu vào từ tiền đình, hoặc trẻ có thể phải vẩy tay trứoc mặt để thêm kích thích để có thêm thông tin từ thị giác, hoặc trẻ có thể tỏ ra hoàn toàn không biết về cơ thể mình và ôm người khác quá mạnh.  Những trẻ này thường tìm kiếm cảm giác vì chúng không ghi nhận được số lượng thông tin thông thường mà chúng ta ghi nhận, vì thế họ tìm kiếm số lượng và mức độ nhiều hơn các thông tin về cảm giác chúng ta vẫn cảm nhận, vì thế chúng tìm thêm số lượng và cường độ của các thông tin về cảm giác để ghi nhận và xử lý chúng.]

• Tìm kiếm/thèm cảm giác Sensory Seeking/Craving
[ Rối loạn vận động có liên quan đến giác quan là khi hệ thần kinh của trẻ không xử lý hoặc hợp nhất được vận động với thông tin từ cơ thể khiến nó cản trở các kỹ năng vận động của trẻ. Thường thì những trẻ này có vẻ bề ngoài lóng ngóng hoặc phối hợp cơ thể không ăn nhập nhau. Rối loạn xử lý giác quan được chưa thành hai loại, rối loạn tư thế cơ thể và rối loạn phối hợp vận động.]

2. Rối loạn phân biệt cảm giác Sensory Discrimination Disorder (SDD)
Một trong những điều then chốt của hệ thần kinh cảm nhận là cho chúng ta thông tin sống còn về cơ thể chúng ta cũng như về môi trường. Rối loạn phân biệt cảm giác là mất khả năng phân biệt các loại cảm nhận đầu vào. Người có rối loạn này sẽ có khó khăn trong việc phân biệt và phân loại các đặc tính của môi trường vật chất.  Trẻ có thể không xử lý thông tin về cảm nhận nóng và lạnh giống cách mà chúng ta cảm nhận hoặc có thể không xử lý được phân biệt được sự khác nhau khi nhấc một lon soda đầy với rỗng.

3. Các rối loạn vận động có liên quan đến cảm giác Sensory-Based Motor Disorders
Những rối loạn này khiến hệ thần kinh của trẻ không xử lý hoặc hợp nhất các thông tin về sự chuyển động và cơ thể, gây khó dễ cho kỹ năng vận động của trẻ. Rối loạn vận động liên quan đến cảm giác có hai loại:
 
• Rối loạn tư thế cơ thể Postural Disorder

Rối loạn tư thế cơ thể là trẻ có khó khăn trong việc giữ tư thế cơ thể thích hợp để làm một thao tác, di chuyển, và các hoạt động ngồi. Đó là trẻ có truơng lực cơ yếu và nhanh mệt.  Ví dụ, trẻ có rối loạn tư thế cơ thể sẽ mệt cả khi cố gắng giữ tư thế thẳng người tại bàn.  

Khó khăn này khác khó khăn về định thần các vận động (dyspraxia), là không biết định thần xem làm sao để làm được một việc.  Trẻ có khó khăn về tư thế cơ thể có thể định thần được cách làm một hoạt động nhưng lại không giữ được tư thế cơ thể để tiêp tục hoạt động.

• Rối loạn phối hợp vận động Dyspraxia
Ở trẻ rối loạn phối hợp vận động, trẻ lúng túng ở một hoặc vài bước cần để vận động, gây khó khăn đến nhiều hoạt động. Từ "Praxis” nghĩa là một tập hợp các bước phức tạp của não và cơ thể cần làm để hoàn thành được một việc. 

Praxis dựa vào hệ thống giác quan làm việc hiệu quả.  Khó khăn với praxis thường là dấu hiệu của những vấn đề về xử lý giác quan. Praxis không phải là điều gì mà bạn sẽ dùng hay không; chúng ta dùng praxis nhiều hơn khi chúng ta làm một hoạt động mới và ít hơn khi chúng ta đã làm nó hàng triệu lần.

Thường thì chúng ta không biết đến nó hoặc chỉ hơi biết chút về quá trình này.  Nó bao gồm những bước sau:

1. Tạo ý tưởng: Nói đơn giản, đó là biết làm gì và có ý tưởng sẽ làm như thế nào. Đây là một bước bạn thường làm khi tham gia các trò chơi, khi bạn chuẩn bị làm hoặc thậm chí nghĩ về trình tự các động tác phức tạp, nhất là các động tác mới - ví dụ, học một điệu nhảy mới.

2. Lên kế hoạch: Đây là quá trình não và cơ thể bạn trải qua để quyết định sẽ làm như thế nào - ví dụ, di chuyển chân thế nào trong điệu nhảy mới.  Quá trình này hoạt động trong suốt hoạt động vì não và cơ thể liên tục chỉnh sửa kế hoạch để đáp lại những thông tin mới, như là chân của bạn nhảy đang làm gì hay nhịp của bản nhạc.  Thường thì khi mọi người nói đến thuật ngử lên kế hoạch cho các vận động (motor planning), họ đang nhắc đến toàn bộ quá trình praxis. Thực ra lên kế hoạch cho các vận động là bước thứ hai của quá trình praxis.

3. Thực hiện: là khả năng cơ thể hành động biến ý tưởng và kế hoạch đã xuất hiện trong đầu.  Việc thực hiện còn tùy thuộc vào lượng giao tiếp diện rộng giữa trung tâm vận động của não (motor cortex) và các cơ — ví dụ, di chuyển chân tay nhịp nhàng theo điệu nhảy mới.

Trẻ có khó khăn về phối hợp vận động thường có những đặc điểm sau:
• Khó khăn về vận động tinh khi làm thủ công, mỹ thuật, dùng kéo và viết chữ 
• Khó khăn về vận động thô, như là ném, đá, hoặc bắt bóng, hoặc nhảy bật cao cả hai chân
• Khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi phải phối hợp hai chiều (dùng cả hai tay cùng lúc trong một hoạt động)
• Luôn miễn cưỡng hoặc không chịu thử hoạt động mới
• Đòi là người cuối cùng tham gia các hoạt động vận động quen thuộc hoặc mới
• Hành động giống như chú hề trong lớp, người luôn ngã nhào hoặc bước thoăn thoắt
• Khó làm các động tác bắt chước trong các trò chơi như là "Simon nói”
• Không làm được các động tác thành thục theo hướng dẫn bằng lời
• Thường thiếu ý tưởng chơi
 
Nguồn: Chung sống với tự kỷ.

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357