38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Dysgraphia (hoặc agraphia) – chứng khó viết/rối loạn viết chữ

| Ngày đăng: 13/01/2021, 09:20 AM |
Dysgraphia (hoặc agraphia) – chứng khó viết/rối loạn viết chữ - là sự yếu kém hay suy giảm khả năng viết bằng tay nơi người lớn hay trẻ em, mặc dù người ấy có thể có khả năng đọc, và không phải bị chậm phát triển hay suy giảm trí tuệ.
 
 Những người dysgraphia thường có thể viết ở một mức độ nào đó. Họ thường thiếu những kỹ năng vận động tinh, ví dụ họ không thể buộc được dây giày hoặc buộc một cách khó khăn. Dysgraphia không ảnh hưởng đến mọi kỹ năng vận động tinh. Người với chứng Dysgraphia có thể cũng thiếu kỹ năng chính tả cơ bản (ví dụ, khó phân biệt chữ p, q, b, và d), và thường viết chữ sai trên giấy khi vừa nghĩ vừa viết.       

Trong thời thơ ấu, các rối loạn thường xuất hiện khi đứa trẻ lần đầu tập viết. Trẻ có thể viết chữ sai kích thước, sai khoảng cách, hoặc sai chính tả, sai từ mặc dù được hướng dẫn kỹ lưỡng. Trẻ em bị rối loạn này có thể đã bị khuyết tật học tập khác, nhưng không có các vấn đề xã hội hoặc kiến thức khoa học. Nghiên cứu một số trường hợp rối loạn viết ở người trưởng thành cho thấy có sự tổn thương ở hệ thần kinh của họ.

Dysgraphia cũng có thể được chẩn đoán ở một người bị Hội chứng Tourette, ADHD hoặc phổ tự kỷ, hội chứng Asperger. IV DSM xác định Dysgraphia như là một "Rối loạn kỹ năng viết”, khi mà kỹ năng viết của người đó dưới mức phát triển so với tuổi tác, đo trí thông minh, và nền giáo dục."

Nguyên nhân

Nguyên nhân của dysgraphia chưa được biết rõ, nhưng bất cứ khi nào xảy ra ở người lớn, nguyên nhân thường là do chấn thương đầu, do một số loại bệnh hoặc tổn thương não. Ở trẻ em, người ta thường thấy xu hướng nhiều người trong gia đình của người đó bị dysgraphics. Cha, mẹ hoặc bà con thân thuộc có khả năng có dysgraphia.

Các loại rối loạn kỹ năng viết chữ.
Một số trẻ có thể có một sự kết hợp của hai hoặc cả ba loại trong số này

 1. Chứng viết khó đọc.
Những người này khi viết nhanh bình thường, chữ viết của họ không thể nào đọc được. Khi họ chép lại thì dễ đọc hơn chút ít. Họ viết chính tả rất kém. Tốc độ gõ bàn phím (một phương pháp xác định các trục trặc của vận động tinh ngón tay) là bình thường, điều này cho thấy khiếm khuyết này không xuất phát từ tổn thương tiểu não. Một người với chứng viết khó đọc không nhất thiết phải có chứng khó đọc. (Chứng khó đọc và chứng khó viết có vẻ như không liên quan đến nhau, nhưng thường thấy xuất hiện cùng nhau)

2. Rối loạn vận động viết
Rối loạn vận động viết có nguyên nhân từ các kỹ năng vận động tinh không phát triển, trương lực cơ yếu, hoặc vận động cơ không định hướng, dẫn đến cử động vụng về. Rối loạn vận động viết có thể là một phần của chứng mất vận động. Nói chung, chữ viết rất khó có ai đọc được, ngay cả người mắc chứng này nhìn và sao chép lại từ tài liệu khác. Người mắc chứng rối loạn viết chỉ có thể viết các mẫu chữ rất đơn giản và ngắn với sự nỗ lực ghê gớm và thời gian lâu một cách khó giải thích; mà cũng không duy trì viết được lâu.

Khi phải viết đoạn dài, trẻ rất đau đớn và không thể viết lâu được. Hình dạng và kích thước chữ trở nên không phù hợp và không đọc được. Chữ viết thường xiên xẹo méo mó do trẻ không thể giữ bút viết. Tuy vậy, kỹ năng đánh vần của các em không kém. Ngón tay đánh máy với tốc độ dưới bình thường.

3. Rối loạn vận động không gian

Do có khiếm khuyết về giác không gian mà chữ viết tự nhiên của những người này không đọc được, khi chép lại cũng không đọc được, nhưng họ có thể đánh vần và đánh máy bình thường.

Các triệu chứng của dysgraphia
        Để viết một bài bình thường, đứa trẻ với chứng rối loạn viết thường phải mất rất nhiều thời gian so với các bạn của mình, mặc dù chỉ số trí tuệ bình thường, thậm chí ở trên mức thông minh trung bình. Đứa trẻ thường trừ trừ, miễn cưỡng hoặc từ chối hoàn thành bài viết, và rất thích viết chữ in thay vì chữ thường.

  Các triệu chứng khác bao gồm một hỗn hợp không phù hợp của các chữ hoa / chữ thường hoặc tất cả các chữ hoa; kích cỡ chữ và hình dạng chữ không đều, chữ viết dở dang, viết trèo hàng; trẻ vận lộn với việc viết; nắm giữ bút một cách kỳ cục; nhiều lỗi chính tả; thường xuyên đảo ngược vị trí chữ, hoặc giảm hoặc tăng tốc độ viết hay chép lại; vừa viết vừa nói một mình. Có khi quan sát thấy sự co thắt cơ bắp ở cánh tay và vai (đôi khi ở bộ phận cơ thể khác), không co tay lại được, tạo ra cánh tay như hình dạng chữ L), và nói chung, chữ viết không thể đọc được.

     Nhiều người với chứng rối loạn viết trải nghiệm cảm giác đau trong khi viết. Các cơn đau thường bắt đầu ở trung tâm của cẳng tay và sau đó lan rộng dọc theo hệ thần kinh đến toàn bộ cơ thể. Cảm giác này có thể nặng hơn, xuất hiện thậm chí xuất hiện khi người đó bị stress. Rất ít người không bị dysgraphia biết về điều này, vì những người bị dysgraphia không kể cho mọi người nghe.

Tại sao người bị chứng này ít khi kể là họ đau khi viết:
• Người mắc chứng dysgraphia không biết rằng khi viết mà đau là bất thường.
• Nếu họ biết đó là khác so với những người khác, họ không nghĩ rằng mọi người  xung quanh sẽ tin họ đau khi viết.
• Những người nghe nói về sự đau đớn khi viết thường sẽ không tin, họ có thể cho là người mắc chứng ấy thực ra là đau cơ bắp hoặc bị chuột rút, và cho là chuyện nhỏ.
• Đối với một số người có dysgraphia, họ không còn viết nữa mà gõ máy vi tính, do đó họ không còn cảm thấy đau đớn này.
    Thêm vào đó, không chỉ cảm thấy đau khi viết, người Dyslexia có thể cảm thấy nặng nhọc, thậm chí là kiệt sức, như thể mình phải nhấc lên đặt xuống một vật nặng nhiều lần. Việc này xảy ra ngay cả khi trương lực cơ cánh tay và bàn tay bình thường.

 Phụ huynh cần sáng suốt nhận ra vấn đề nếu thấy con em mình khó nhọc, vật lộn để cầm đũa, cầm thìa khi ăn từ lúc còn tuổi mầm non.

 Các vấn đề đi kèm thường gặp với dysgraphia.
 Sự căng thẳng
Có một số vấn đề chung không liên quan đến dysgraphia nhưng thường xuất hiện cùng với dysgraphia, trong số đó có sự căng thẳng. Thông thường trẻ em (và người lớn) với dysgraphia rất bực bội, lo lắng khi phải làm bài văn viết, hoặc phải viết chính tả. Trẻ em có thể khóc hoặc hoặc không chịu hoàn thành bài tập viết. Nếu vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ gây thất vọng cho đứa trẻ (hoặc người lớn) và có thể dẫn tới các bệnh do stress gây ra. Cần lưu ý rằng vấn đề xảy ra với trẻ em thường sẽ không mất đi theo thời gian, mà vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến khi lớn.

Trị liệu
Trị cho dysgraphia đa dạng và có thể bao gồm điều trị các rối loạn vận động tinh để giúp trẻ kiểm soát cử động khi viết.

·     Trị liệu rèn luyện trí nhớ, phục hồi trí nhớ

·     Trị liệu các vấn đề về thần kinh.

·     Một số bác sĩ khuyên rằng người với chứng rối loạn viết sử dụng máy tính để viết, tránh các vấn đề khi phải viết tay.

·     Trị liệu cơ năng để tăng cường sức mạnh cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo, phối hợp mắt và tay. Trẻ em cũng nên được đánh giá xem bé có dùng cả hai tay hay không, vì đây có thể là tiền đề của việc chậm phát triển các kỹ năng vận động tinh từ thời thơ ấu

·     Một số điều nhỏ có thể giúp học sinh có dysgraphia, chẳng hạn như cho phép các em  sử dụng một công cụ viết các em ưa thích hoặc cho phép các em nộp bài đánh máy thay vì bài viết tay.

Lời khuyên cho cha mẹ/giáo viên

·     Việc sử dụng bút chì nhỏ, bút chì thân hình tam giác, bút chì có kẹp, có quấn dây cho dễ sử dụng. Bút chì Jumbo có ích đối với những ai có chứng run rẩy, rùng mình hoặc bại não nhẹ.

·     Trẻ phải được hướng dẫn cách viết từ ngữ, câu chữ trước đó. Học sinh có thể mô tả cách viết từng chữ như thầy/cô mô tả vậy.

·     Trước khi bắt đầu viết, nên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động như tiền viết hoặc nói về những gì sẽ viết.
 Sử dụng giấy kẻ hàng, theo đó các em viết để khỏi chệch hàng, giấy nên có màu nổi để các em theo dõi dễ dàng hơn.

·     Cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành bài tập trong lớp; nếu không các em sẽ không được thực hành những gì thầy/cô hướng dẫn

·     Cho các em sử dụng máy tính để làm bài.

·     Cho học sinh trả bài miệng trước, sau đó sẽ viết nếu cần.

·     Cho HS đọc bài làm, ghi âm lại, sau đó các em hoặc thầy cô sẽ viết lại sau. Như thế đỡ làm mất hứng, mất tính sáng tạo của các em trong quá trình làm bài.

·     Sử dụng máy vi tính có chức năng nhận dạng giọng nói sẽ là một hỗ trợ tuyệt vời, nhưng không phải ở trường lúc nào cũng có chỗ yên lặng để các em làm việc.
 
Nguồn: Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357