38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP MẮT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ THÚC ĐẨY GIAO TIẾP MẮT VỚI TRẺ TỰ KỶ.

| Ngày đăng: 22/01/2021, 07:48 AM |
- Tạo sự gần gũi hơn với trẻ
- Giúp chúng ta tập trung vào người đang nói chuyện với mình. Đây là cách thức trực tiếp và đơn giản nhất để tạo ra một tương tác. Chúng ta đều biết khó khăn cốt lõi của trẻ tự kỷ là tương tác xã hội. Vì vậy một tương tác đơn giản như vậy chúng ta càng phải thúc đẩy để giúp đỡ trẻ.
- Càng nhìn càng học được nhiều. 

Phần lớn các bậc cha mẹ đều tin rằng giao tiếp mắt không quan trọng bằng việc học ngôn ngữ, kỹ năng xã hội hoặc thậm chí có thể ngay cả việc học đi vệ sinh cá nhân. Vấn đề nằm ở đây: chúng ta có thông tin về thế giới thông qua đôi mắt. ví dụ trẻ sơ sinh có giao tiếp mắt nhiều nhất, mọi người gây sự hứng thú và trẻ muốn giao tiếp, trẻ nhìn vào mắt chúng ta (hóng chuyện) và vì thế trẻ học được nhanh chóng mọi thứ mặc dù không được ai dạy. 

Nếu bạn muốn con HỌC NHANH HƠN hãy giúp bé NHÌN NHIỀU HƠN. Tất cả các kỹ năng khác sẽ được hấp thu nhanh hơn kkhi giao tiếp mắt được cải thiện
- Quan sát được cách chúng ta phát âm

Nếu bé ở gần bạn, nhìn vào mắt bạn, bé sẽ quan sát được cách bạn phát âm các từ. Từ đó bé sẽ học được cách diễn đạt mọi thứ xung quan bằng lời nói.

KỸ NĂNG ĐỂ THÚC ĐẨY GIAO TIẾP MẮT
a.Vị trí
Là yếu tố TIÊN QUYẾT để con bạn giao tiếp mắt. Hãy đứng trước mặt trẻ. Hãy tập giao tiếp mắt với đồ chơi. Trẻ tự kỷ không quan sát, theo dõi những người sống xung quanh trẻ nhưng rất hay nhìn theo những thứ thu hút được sự chú ý của trẻ. Nếu bạn cho bé gói bim bim, chắc chắn bé sẽ nhìn ngay vào gói bim bim vì bé cần các định nó đang ở đâu để còn lấy nó. Tương tự nếu bạn đưa cho con bạn cái gì bé thích thì phản ứng của bé đều như vậy. Điều bạn cần làm bây giờ là đặt đồ bé thích ở XA TẦM VỚI. Điều này buộc bé phải tìm kiếm bằng cách nhìn ngó. Nếu ở nhà bạn hay để đồ con thích ở vị trí cố định, khi thay đổi vị trí, bé sẽ nhìn ngó xung quanh để tìm kiếm.

Bước tiếp theo, bạn đoán ý bé bằng cách đưa bất kỳ một đồ vật gì. Từ từ đưa cho bé mỗi vật, khi đưa hãy nhìn vào vật đó. Bé sẽ tò mò quan sát vật thể và vì thế cũng sẽ nhìn bạn ( vì 2 người cùng nhìn vào một vật). Như vậy, bạn đã tạo ra được một cơ hội để trẻ giao tiếp mắt rồi đấy. Cũng làm như vậy NHÌN VÀO VẬT THỂ KHI ĐƯA VẬT THỂ (có thể là sữa, hoa quả, ...) lên TRƯỚC SỐNG MŨI KHU VỰC GIỮA 2 MẮT, CÁCH MẶT 5CM. Bằng cách này bạn đang giúp bé giao tiếp mắt hiệu quả hơn đấy.

b.Tạo hứng thú (tán thưởng)
có thể tán thưởng bé nhiều cách khác nhau để tạo động lực
Ví dụ:
- Hãy nói với bé rằng bạn thích bé nhìn vào mắt bạn (với bé nghe hiểu tốt)
- Hãy tỏ ra vui vẻ và sử dụng những câu cảm thán để thể hiện sự vui thích của bạn như wow, đúng rồi, tuyệt vời, giỏi quá...
- Một nụ cười thật tươi cũng là một cách thể hiện sự tán thưởng nhưng không lời. 

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng đối với một số trường hợp khi giao tiêp mắt đã đạt yêu cầu thì việc tán thưởng sẽ trở nên phản tác dụng. Trong trường hợp này, thay vì tán thưởng bạn hãy đợi một lúc và nói với trẻ rằng trông trẻ thật đáng yêu. Đồng thời, nếu trẻ vừa nhìn bạn vừa nói chuyện thì đừng cắt ngang lời nói của trẻ, hãy để trẻ kết thúc câu chuyện rồi có thể nói với trẻ rằng bạn khen ngợi trẻ khi đã nhìn vào mắt bạn khi nói chuyện.

c.Bạn phải yêu cầu trẻ nhìn bạn.
- Khi trẻ đòi bạn một thứ gì đó, hãy êu cầu trẻ nhìn bạn khi đáp ứng yêu cầu của trẻ. Hãy yêu cầu cụ thể và rõ ràng bằng cách nói "nếu con muốn đồ chơi này, hãy nhìn vào mắt mẹ’’. Nếu bé không nhìn, cũng không sao, bạn vẫn nên cho trẻ đồ chơi đó, nhưng nhất thiết bạn phải yêu cầu bé. Điều quan trọng là bạn giúp trẻ hiểu rằng trẻ có thể có điề trẻ muốn nhanh hơn nếu trẻ nhìn vào bạn khi đưa ra yêu cầu đó.
- Khi trẻ muốn ăn thứ gì đó, hãy lấy trong phần ăn của bé một ít và yêu cầu bé nhìn vào mắt bạn nếu được trả lại phần thức ăn đó. Khi yêu cầu bé, trong ngữ cảnh này, hãy đứng cách bé một khoảng cách để bé không thể với tới phần thức ăn đó nếu bé không đáp ứng yêu cầu của bạn. Hãy trả lại phần thức ăn cho bé như một phần thưởng cho sự cố gắng dù bé có làm được yêu cầu của bạn hay không. Sau đó lại lấy một phần thức ăn khác và lại yêu cầu trẻ như lần trước. Làm nhiều lần như thế này rất tốt. Việc đưa từng miếng sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn cho cả một gói khoai tây chiên vì bạn có thể đưa ra nhiều yêu cầu trong nhiều lần thay vì chỉ có thể làm điều đó một lần.

Tóm lại:
-Giao tiếp bằng mắt là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển ở trẻ.
-Giao tiếp bằng mắt là vấn đề cơ bản của kỹ năng tương tác xã hội
-Càng nhìn nhiều càng học được nhiều
-Cầm thứ trẻ muốn ở ngang tầm mắt bạn
-Tán thưởng khi bé nhìn bạn
-Yêu cầu bé nhìn bạn
-Hãy cảm thấy bé đáng khen ngợi thực sự khi bé nhìn bạn

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357