38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

ĐI KHÁM TỰ KỶ CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ ?

| Ngày đăng: 23/01/2021, 07:16 AM |
1 . Một chẩn đoán tự kỷ toàn diện .
Một chẩn đoán toàn diện giúp trả lời 2 câu hỏi quan trọng:
(1) Bé có thực sự có tự kỷ không?
(2) Phải làm gì để giúp bé?

Đó phải là một chẩn đoán đạt các tiêu chuẩn sau*:

- Khảo sát 4 phân vùng chính: TRÍ TUỆ (cognitive), NGÔN NGỮ (language), KĨ NĂNG XÃ HỘI (social), và GIÁC QUAN (sensory).
- Nếu có dấu hiệu gợi ý, bác sĩ sẽ khảo sát thêm 7 phân vùng có liên quan tới tự kỷ: THỊ GIÁC - KHÔNG GIAN (visual–spatial), VẬN ĐỘNG (motor), TẬP TRUNG (attention), CHỨC NĂNG THỰC HIỆN (executive functioning - khả năng sắp xếp, lên kế hoạch để thực hiện công việc), TRÍ NHỚ (memory), CẢM XÚC VÀ HÀNH VI (emotional/behavioral), và HÀNH VI THÍCH ỨNG (adaptive).
- Chẩn đoán tự kỷ phải được tiến hành bằng các CÔNG CỤ SÀNG LỌC (screening instruments), PHỎNG VẤN (interview), QUAN SÁT (observations), và CÁC TEST ĐƯỢC CHUẨN HÓA (standardized).
- Không có một con số chính xác các test/assessment cần làm để cho ra một chẩn đoán toàn diện. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các dữ kiện thu được qua lời khai của cha mẹ, các triệu chứng/dấu hiệu trong quá trình thăm khám tại chỗ mà thêm vào các chỉ định khác. Các test/assessment này còn được lựa chọn theo tuổi, nguồn lực của nhà (có test phải mua bản quyền, vì kết quả được hiệu chỉnh theo từng quý, dựa trên dữ liệu từ dân số chung), nên càng tăng tính phức tạp.
- Khung chẩn đoán "động", nghĩa là không có một nhóm test/assessment cố định, mà thay đổi theo từng bé.

2. Đi khám tự kỷ cần chú ý gì?
- Do các dấu hiệu/triệu chứng của phân vùng là rất phong phú, từ "rõ mồn một", cho tới những "triệu chứng âm tính" (nghĩa là lẽ ra ở tuổi của bé đã làm được nhưng lại chưa biết làm).
- Ba mẹ khai được càng nhiều dấu hiệu/triệu chứng thì bác sĩ càng cân nhắc chỉ định thêm nhiều đánh giá chuyên sâu, giới thiệu đi đánh giá/khám ở các chuyên khoa sâu.
- Đó là lý do tại sao đánh giá tự kỷ cần chia làm nhiều buổi. Thường thì lời khai về các vấn đề lo lắng của cha mẹ nằm ở buổi đầu, trước khi đi vào đánh giá chính thức đứa trẻ.

3. Chẩn đoán xác định và các khuyến cáo
Chẩn đoán xác định (hoặc loại trừ): Bác sĩ chuyên khoa rối loạn phát triển (vd BS Tâm thần, BS chuyên khoa Nhi, chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu , sau khi phân tích, tổng hợp các test/assessment thì sẽ kết luận bé có hội chứng tự kỷ hay không.

Chẩn đoán các tình trạng đi kèm:
- Nếu BS nghi ngờ có bệnh lý đi kèm: bệnh về gen/nhiễm sắc thể → gặp BS chuyên khoa di truyền học, có động kinh → khám ở BS nội thần kinh, có hưng cảm, trầm cảm → đến BS chuyên khoa tâm thần,...
- Nếu BS nghi ngờ có các rối loạn ngữ âm, vân động đi kèm → đến chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia vận động trị liệu.
Chỉ định loại hình can thiệp, địa điểm can thiệp: BS cho chỉ định về loại hình can thiệp , liều lượng can thiệp (tùy tuổi và độ nặng), địa điểm can thiệp (ở nhà, ở trường, ở trung tâm),...

Cung cấp các thông tin tham khảo: trong tờ chẩn đoán cuối cùng, Bác sĩ cũng ghi rõ nên tham khảo các sách vở, website nào. Liên lạc với hội đoàn, nhóm phụ huynh nào trong vùng để hỗ trợ nhau.

Một chẩn đoán tự kỷ toàn diện cần rất nhiều thời gian để hỏi bệnh, thăm khám, làm các đánh giá, trả lời câu hỏi, gửi đi khám chuyên khoa (nếu cần). Kết luận cuối cùng thường là một báo cáo dài nhiều trang A4, nêu ra chẩn đoán xác định, các bệnh lý đi kèm, hướng can thiệp, lời khuyên,...

Nên chọn BS được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong lĩnh vực này, để tránh tình trạng vừa tốn tiền lại thất vọng vì những chẩn đoán chung chung, mù mờ.

Tham khảo https://theaworldvn.blogspot.com/

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357