38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

KHÁM SÀNG LỌC NĂNG LỰC CỦA TRẺ ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHÙ HỢP

| Ngày đăng: 25/01/2021, 07:21 AM |
Hiện nay, những rối loạn phát triển ở trẻ em đang rất được quan tâm chú ý VD : rối loạn phát triển phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, v...v . Trong bối cảnh đó, việc PHÂN LOẠI NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ KHIẾM KHUYẾT của trẻ cũng được coi trọng hơn. Bởi rằng nếu PHÂN LOẠI TỐT, chúng ta sẽ đưa trẻ vào ĐÚNG MÔ HÌNH GIÁO DỤC có lợi cho trẻ và gia đình. Dưới đây là 1 số MÔ HÌNH GIÁO DỤC
 

1/ MÔ HÌNH GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT : Là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có các dạng khuyết tật khác nhau vào các cơ sở giáo dục riêng, tách biệt với hệ thống quốc dân. Giáo dục chuyên biệt có 3 mục tiêu lớn :

* Mục tiêu nhân đạo : trẻ khuyết tật là đối tượng cần giúp đỡ
* Mục tiêu chăm sóc giáo dục: trẻ khuyết tật cần PHỤC HỒI CHỨC NĂNG và GIÁO DỤC
* Mục tiêu giám sát - quản lí: Trẻ khuyết tật không đáp ứng được tiêu chuẩn hệ thống giáo dục phổ thông, không đủ tiêu chuẩn trở thành một người lao động bình thường

Mô hình chuyên biệt có hạn chế của nó. Việc đưa trẻ vào trường chuyên biệt tương đương với việc coi trẻ khuyết tật là trẻ không có khả năng sống , học tập như bình thường. Các khiếm khuyết được nhìn rõ hơn khả năng, điều này dẫn đến cách giáo dục phiến diện theo từng dang khuyết tật, tách khỏi cộng đồng, làm hạn chế nhận thức của trẻ, khả năng TỰ phát triển và hòa nhập cộng đồng sau này. Sự tách biệt cũng làm trẻ thát MẶC CẢM , TỰ TI, gây cản trở cho sự phát huy và phát triển khả năng của trẻ.

2/ MÔ HÌNH GIÁO DỤC HỘI NHẬP là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên biệt đặt trong một trường phổ thông BÌNH THƯỜNG. Trong quá trình giáo dục đó, trẻ khuyết tật nào có khả năng sẽ được học chung hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thường. Về bản chất , giáo dục hội nhập vẫn dựa trên MÔ HÌNH Y TẾ - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG. Trẻ được phân loại qua các trắc nghiệm TÂM LÝ, Y TẾ, XÃ HỘI sau đó xếp vào các mức độ tật khác nhau. Sau khi phục hồi chức năng , nhận thấy có khả năng theo kịp trẻ thường, trẻ sẽ được đưa vào hội nhập :

* Hội nhập thể chất : Trẻ khuyết tật và trẻ thường được giao lưu với nhau tại một địa điểm , một thời gian nhất định
* Hội nhập về chức năng : Trẻ khuyết tật và trẻ thường cùng tham gia một số hoạt động như vẽ, thể thao ...
* Hội nhập về xã hội: trẻ cùng nhau học 1 trường nhưng có giờ học chung, giờ học riêng với chương trình khác nhau.
* Hội nhập hoàn toàn: Trẻ khuyết tật cùng học một chương trình bắt buộc như trẻ thường.

Mô hình hội nhập tuy tốt hơn môi trường chuyên biệt nhưng có những hạn chế như chương trình học còn chưa phù hợp với từng dạng khuyết tật, giáo dục lấy môn học làm trung tâm , chưa lấy học sinh làm trung tâm.
 

3/MÔ HÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP: là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ thường trong một lớp, một trường phổ thông. Giáo dục hòa nhập nhìn trẻ khuyết tật trên quan điểm, khiếm khuyết đó không phải của riêng cá thể mà là khiếm khuyết xã hội. Mọi trẻ khuyết tật đều có năng lực nhất định, do đó trẻ được coi là một chủ thể chứ không phải một đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận tác động giáo dục.
 
Giáo dục hòa nhập coi trọng cá thể, mỗi trẻ là một cá nhân , một nhân tố có năng lực khác nhau, tốc độ học khác nhau. Chương trình học đa dạng hóa, dễ điều chỉnh để phù hợp với những trẻ có nhu cầu đặc biệt và trẻ thường trong cùng một lớp. Hạn chế của mô hình này cần rất nhiều NGUỒN LỰC để xây dựng mô hình mà nhân sự và công cụ có thể thao tác rộng rãi với sự đa dạng trình độ của đối tượng cần giáo dục.

Để trẻ phát huy được tối đa tiềm lực của mình, cũng như tránh trường hợp tốn thời gian chi phí của bố mẹ khi đưa trẻ vào một MÔ HÌNH GIÁO DỤC không phù hợp. Trẻ cần đến bác sĩ tâm thần nhi có khả năng chẩn đoán rối loạn phát triển , để đánh giá mức độ và cho lời khuyên tốt nhất đối với cha mẹ về mục tiêu và hướng đi cho con.
 
Nguồn: tổng hợp từ chuyên môn. 

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357