38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Liệu pháp phản hồi then chốt (Pivotal Response Treatment)

| Ngày đăng: 07/01/2020, 05:38 AM |
Liệu pháp phản hồi then chốt (Pivotal Response Treatment), hoặc PRT, được phát triển bởi tiến sĩ Robert L. Koegel, Lynn Kern Koegel và Laura Shreibman tại Đại học California, Santa Barbara. PRT – Liệu pháp phản hồi then chốt trước đó được gọi là Hệ thuyết ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Paradigm – NLP), đã được phát triển từ những năm 1970. Đó là một mô hình can thiệp hành vi dựa trên những nguyên lí của ABA – phân tích hành vi ứng dụng.

PRT – Liệu pháp phản hồi then chốt được dùng để dạy ngôn ngữ, giảm hành vi gây rối hoặc tự kích thích, tăng kỹ năng tương tác xã hội, giao tiếp, và kĩ năng học tập bằng cách tập trung vào những hành vi trọng yếu, hoặc "then chốt”, có tác động đến nhiều hành vi khác. Các hành vi then chốt trước nhất là tạo động lực và khởi xướng giao tiếp với người khác.
 
 
Mục tiêu của PRT là tạo ra những thay đổi tích cực trong các hành vi then chốt, dẫn đến việc cải thiện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chơi đùa, các hành vi xã hội và khả năng kiểm sóat hành vi của trẻ. Không như phương pháp DTT – Huấn luyện thử từng lượt riêng biệt (Discrete Trial Teaching (DTT), nhắm tới những hành vi riêng lẻ dựa trên những chương trình học đã được thiết lập, PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt để trẻ dẫn dắt. Những chiến lược tạo động lực cho trẻ được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình can thiệp.
 
Việc này bao gồm đa dạng hóa các nhiệm vụ, ôn lại các nhiệm vụ trẻ đã làm thạo để chắc rằng trẻ vẫn còn duy trì được những kĩ năng đã đạt, có nỗ lực sẽ được đền đáp, và các hình thức khen thưởng củng cố trực tiếp và tự nhiên. Trẻ đóng vai trò chính yếu trong việc quyết định dùng hoạt động và vật dụng nào trong buổi can thiệp PRT . Ví dụ, trẻ cố gắng giao tiếp đúng chức năng sẽ được thưởng bằng chính phần thưởng có liên quan đến nỗ lực giao tiếp của chúng (ví dụ nếu trẻ nỗ lực giao tiếp để yêu cầu được có thú nhồi bông, trẻ sẽ được thú nhồi bông).

Ai làm can thiệp PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt?
Một số nhà tâm lí học, chuyên viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ và các nơi cung cấp dịch vụ khác đã được huấn luyện về PRT – Liệu pháp phản hồi then chốt. Trung tâm tự kỷ Koegel có chương trình cấp chứng chỉ công nhận để hành nghề phương pháp PRT – Liệu pháp phản hồi then chốt.

Một buổi trị liệu theo phương pháp PRT- Liệu pháp phản hồi then chốt thông thường sẽ như thế nào?
Sẽ có chương trình được thiết kế riêng để phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của từng trẻ, đồng thời cũng phù hợp với nếp sống của gia đình. Một buổi can thiệp thông thường có 6 phần xuyên suốt hướng đến những lĩnh vực như ngôn ngữ, vui chơi, những kĩ năng xã hội được áp dụng trong khuôn khổ bài bản lẫn tự do. Giờ can thiệp sẽ thay đổi để đáp ứng những mục tiêu và nhu cầu phát triển nâng cao khi trẻ phát triển lên.

Thời lượng và tần suất của can thiệp PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt?
Buổi can thiệp PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt thường có 25 giờ hoặc hơn mỗi tuần. Tất cả những ai có liên quan tới cuộc sống của trẻ đều được khuyến khích áp dụng nhất quán chương trình PRT-Liệu pháp hồi đáp then chốt trong bất cứ phần sinh hoạt nào của trẻ. PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt thường được mô tả như một phong cách sống cho gia đình trẻ.

Có thể tìm thông tin về PRT-Liệu pháp phản hồi then chốt tại Trung tâm tự kỷ Koegel UCSB và Chương trình nghiên cứu tự kỷ UCSB

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357