38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

TỔNG QUAN VỀ HỌC THUYẾT CẤU TRÚC GIA ĐÌNH

| Ngày đăng: 09/03/2020, 10:03 AM |

  1. Định nghĩa: Liệu pháp cấu trúc gia đình (Structural family theory – SFT) là một mô hình điều trị dựa trên các hệ thống lý thuyết được phát triển chủ yếu tại Tổ chức Hướng dẫn trị liệu lâm sàng trẻ em Philadelphia, dưới sự lãnh đạo của Salvador Minuchin trong hơn 15 năm. Các mô hình này đặc biệt nhấn mạnh vào thay đổi cơ cấu như mục tiêu chính của điều trị, xem sự thay đổi có tính hệ thống của cấu trúc gia đình quan trọng hơn của sự thay đổi đơn lẻ vấn đề của từng cá nhân, và nhấn mạnh vai trò của nhà điều trị như một tác nhân tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu gia đình.
  2. Tổng quát về học thuyết:

-         Mục tiêu cơ bản: Thay đổi cấu trúc của gia đình, bao gồm sự thay đổi của hành vi và tâm lý bên trong của hệ thống gia đình. 

Học thuyết này rất thực tế, chú trọng vào vấn đề hiện tại: HERE and NOW. Và, nó đòi hỏi phải có sự hợp tác rất chặt chẽ của những người làm công tác xã hội (social wokers).

-         Học thuyết này cần ghi nhớ 7 điều:

  • Tập trung vào những ý kiến hết sức cụ thể (Focuses on Concreted Issuse): nếu thân chủ, gia đình nêu những vấn đề không cụ thể thì nhà trị liệu phải tìm cách khai thác thông tin thật rõ ràng, cụ thể.
  • Đặt trọng tâm vào vấn đề hiện tại (Located in the Present) : không tìm cách hỏi nguyên nhân của vấn đề từ đâu, do ai mà tập trung tìm hiểu cách thức đối phó, giải quyết của gia đình hiện tại. Giúp họ nhận thấy sự cần thiết và tính quan trọng của những thay đổi và thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề hiện thời.
  • Những trải nghiệm của thân chủ về những suy nghĩ trung gian (Mediated through Client’s Experience): giúp thân chủ, các thành viên khác trải nghiệm những cảm xúc, suy nghĩ của những thành viên khác trong gia đình nhằm tìm kiếm sự thấu hiểu và thay đổi cách vận hành của thành viên và gia đình.
  • Tổ chức lại cấu trúc các mối quan hệ trong gia đình (Basic on Reorganizing Structure of Family Relationships): sự phát triển của gia đình qua từng giai đoạn cần đi kèm với sự thay đổi linh hoạt các mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình. Sự phát triển không khỏe mạnh của gia đình bắt nguồn từ sự cứng nhắc, không chịu thay đổi cách sử lý, vận hành và mối quan hệ.
  • Tiếp cận dựa trên sức chịu đựng của thân chủ (Built upon Client strengths): phải đo lường sự khỏe mạnh và mức độ chịu đựng của thân chủ để thiết kế chương trình trị liệu hợp lý.
  • Nhắm đến những kết quả rõ ràng, khả lượng (Aimed at Palpable Outcomes) 
  • Sự phối hợp với những nhân viên công tác xã hội (social wokers)

(Trích tiểu luận: "Trị liệu lâm sàng gia đình dưới học thuyết cấu trúc gia đình", Lê Thành Nhân)


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357