38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

CÔNG CỤ GIÚP PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG TỰ KỶ

| Ngày đăng: 09/03/2020, 10:13 AM |

Vui lòng đánh dấu vào bảng kiểm dưới đây. Cho 1 điểm với mỗi trả lời (Không/Có) in sẵn được chọn. Những trả lời in đậm là câu tiêu chuẩn (tính vào "Điểm tiêu chuẩn” cuối bảng kiểm). "Tổng điểm” là tổng số câu có đáp án in sẵn được chọn (kế cả câu tiêu chuẩn).

 


TT

Nội dung câu hỏi

Không

1.

Trẻ có thích thú khi được đu đưa hoặc khi được nhảy trên đầu gối của bạn(cha mẹ) không?

 

 

2.

Trẻ có quan tâm tới những trẻ khác không?

 

 

3.

Trẻ có thích leo trèo, ví dụ leo cầu thang không?

 

 

4.

Trẻ có thích chơi trò chơi ú òa hay trò chơi trốn tìm không?

 

 

5.

Trẻ có bao giờ chơi giả vờ, ví dụ giả vờ nói chuyện điện thoại hay chăm sóc búp bê, hoặc các trò chơi giả vờ khác?

 

 

6.

Trẻ có bao giờ dùng ngón trỏ để chỉ vào các vật hoặc để đòi một vật nào đó?

 

 

7.

Trẻ có bao giờ sử dụng ngón trỏ để chỉ vào những thứ trẻ quan tâm thích thú?

 

 

8.

Trẻ có thể chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ ( xe ô tô, hình khối) mà không đưa lên miệng nhai… hoặc nghịch không đúng chức năng  hoặc ném chúng đi?

 

 

9.

Trẻ có mang các đồ vật tới chỗ bạn (cha mẹ) để chỉ cho bạn xem điều gì đó?

 

 

10.

Trẻ có nhìn vào mắt bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây?

 

 

11.

Trẻ có bao giờ có vẻ quá nhạy cảm với tiếng động? (Ví dụ như trẻ bịt tai lại)

 

 

12.

Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bạn không?

 

 

13.

Trẻ có bắt chước bạn?(Ví dụ như bạn nhăn mặt, trẻ có bắt chước hành động đó của bạn không?)

 

 

14.

Trẻ có đáp ứng khi bạn gọi tên trẻ?

 

 

15.

Khi bạn chỉ một đồ chơi phía bên kia phòng, trẻ có nhìn theo không?

 

 

16.

Trẻ có đi được không?

 

 

17.

Trẻ có nhìn vào những vật mà bạn đang nhìn không?

 

 

18.

Trẻ có những động tác ngón tay khác thường gần mặt không?

 

 

19.

Trẻ có cố gắng thu hút sự chú ý của bạn tới các hoạt động của trẻ không?

 

 

20.

Bạn có bao giờ phân vân hỏi liệu con bạn có bị điếc?

 

 

21.

Trẻ có hiểu điều mọi người nói?

 

 

22.

Trẻ có nhìn đăm đăm vô định hoặc đi thơ thẩn không mục đích

 

 

23.

Trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn khi bạn có những phản ứng quen thuộc?

 

 

 

 

 Trẻ có nguy cơ khi đạt từ 2 điểm tiêu chuẩn trở lên hoặc đạt ít nhất Tổng điểm là 3.

  • Tổng điểm từ 3 – 6: Tiếp tục đưa trẻ đến nhà chuyên môn để theo dõi.
  • Tổng điểm từ 7 – 23: đến các cơ sở chuyên môn để đánh giá lâm sàng và tham khảo các dịch vụ can thiệp sớm

________________________________________________________

M-CHATModified Checklist Autistic Toddlers


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357