38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Tích hợp Phản Xạ, Thần kinh – Cảm giác và Vận động

| Ngày đăng: 13/01/2020, 06:01 AM |
Chương trình được Hiệp Hội Trị liệu Vận động, Hiệp Hội Âm ngữ Hoa Kỳ công nhận.

Tổng hợp sưu tầm bởi Hà Nguyễn –  Người đầu tiên tìm hiểu và áp dụng Handle và MNRI tại Việt Nam. Sau gần ba tháng áp dụng chương trình Tích hợp Phản xạ (tập trung vào các bài điều hòa xúc giác, chi trên, vận động cơ miệng, thị giác, phản xạ lòng bàn tay, kéo, đẩy cánh tay, kéo cơ thể, phản xạ cơ gân, phản xạ cột sống để thải độc tự nhiên) gia đình và nhà trường đã chứng kiến sự tiến triển về nhận thức, hòa nhập trong hoạt động vui chơi và học tập,  chia sẻ trách nhiệm, sự tự tin, độc lập, khả năng tự giải quyết khó khăn, biểu hiện cảm xúc, điềm đạm và vui vẻ, uyển chuyển trong vận động thô, chuyển từ cầm bút dạ sang cầm bút chì của con, đi ngủ và dậy đúng giờ với thời gian ngủ trung bình 10-11 tiếng/ngày mà không cần dùng tới bất kì loại thuốc nào và bỏ châm cứu từ lâu.

Các phản xạ sơ sinh là những phản xạ vận động lặp lại của tiểu não dưới tác động nội tại hoặc bên ngoài. Theo cách suy nghĩ  vốn được chấp nhận rộng rãi về cách thứcchuyển động ở trẻ sơ sinh là những phản xạ này tồn tại cho tới khi trẻ khoảng 3 tuổi rồi thường xẽ mất đi, sau khi đã bị bức chế trong quá trình trưởng thành tự nhiện. Một số nhà tâm lý học, sinh lý học và thị lực học phát triển, trị liệu vận động và những nhà giáo dục hiều được vai trò của những phản xạ vẫn còn tồn tại ở những trẻ gặp khó khăn trong học tập, có những vấn đề thị giác và những rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên cũng có một số ít nhà chuyên môn đưa ra các phương pháp can thiệp tập trung nhắm vào phản xạ để phát triển sức khỏe. Đó là những người chủ yếu hướng tập trung vào sự mất đi hoặc duy trì phản xạ. Phương pháp nàycó xuất xứ từ cách suy luận khác. Tiến sĩ Svetlana Masgutova, Ph. D., một nhà tâm lý học gốc Nga hiện làm việc tại Ba Lan và Hoa Kỳ đã xây dựng phương pháp điều trị của mình từ những công trình nghiên cứu của các nhà tậm lý học người Nga vào những năm 20-50 là I Pavlov, Stechenove – nhà vật lý học thần kinh, Uhtomsky, Bernstein và Anokhin, nhà tâm lý học L Vigotski. Các nhà nghiên cứu khoa học này đã đặt phản xạ trong nền hoạt động hệ thống thần kinh ở cả mức độ cao và thấp. Họ phát hiện ra rằng các phản xạ thần kinh không chỉ có chức năng phòng vệ hay sinh tồn khi gặp căng thẳng hay nguy hiểm mà còn là nền tảng về sinh lý học thần kinh cho sự phát triển thể chất, cảm xúc và nhận thức.

Theo L.S Vigotski " Các chuyển động sơ sinh đầu tiên không mất đi mà tiếp tục kết hợp trong việc thiết lập hệ thông thần kinh ở mức độ cao hơn…”

Từ nghiên cứu trên 3.000 trẻ ở Nga, Balan, Mỹ và Canada trong hơn 20 năm qua cùng với kinh nghiệm thực tế với trên 27,000 khách hàng trên khắp thế giới,  Masgutova đã phát triển những gì bà tiếp thu được từ những hiện tượng này và phát triển chương trình điều hòa cảm giác và vận động riêng của mình:

Phản xạ có 2 mục đích: bảo vệ và phát triển

Khi phản ứng một cách tự động và vô thức với những yếu tố gây ức chế hoặc nguy hiểm, các phản xạ giữ vai trò bảo vệ và sinh tồn. Ví dụ như phản xạ "nắm bàn tay” giúp trẻ "”bám vào để sống” khi trẻ cảm thấy mất lực chống đỡ cơ thể. Các phản xạ là những yếu tố cấu thành thần kinh cơ bản cho phát triển vận động và nhận thức.  Trong các cách thức chuyển động mang tính phản xạ, chúng ta nhận ra sự khỏi đầu của cả quá trình, khi trưởng thành dẫn đến hành vi khéo léo, có kiểm soát và có chủ ý. Sự khéo léo và đầy tính nghệ thuật của người chơi dương cầm bắt nguồn từ cái nắm tay nhỏ xíu vào ngón tay người mẹ trong những giờ đầu đời của cuộc sống. Với người nhạc sĩ, phản xạ nắm tay có thể mất đi hoặc vẫn còn tồn tại. Nó được tích hợp với cách thức vận động trưởng thành với các dạng thay đổi phức tạp và khó nhận biết hơn. Hơn nữa, một phản xạ được tích hợp hoàn toàn trở thành một phần của hình dạng, thái độ và khả năng chúng ta cần tới khi sử dụng hình ảnh của một cách thức vận động mang tính ẩn dụ. Vì vậy sự trưởng thành và phát triển của phản xạ nắm tay sẽ giúp cho những ai đọc bài viết này "nắm bắt” được những khả năng thú vị mở rộng hiểu biết cho các nhà chuyên môn nắm bắt được khái niệm về điều hòa phản xạ, thần kinh, cảm giác và vận động cũng như việc ứng dụng khái niệm này trong việc điều trị.

Masgutova đế xuất sử dụng điều hòa các phản xạ sơ sinh như một phương pháp can thiệp để thúc đẩy và phát triển:

–          Cơ chế phòng vệ tự nhiên lành mạnh/phản xạ sinh tồn

–          Cơ chế tự điều chỉnh tự nhiên

–          Phát triển các kĩ năng vận động thô và vận động tinh

–          Sự chuyển giao từ cách thức phản xạ sang những vận động có chủ ý và kỹ năng vận động

–          Hoàn thiện chuyển động có chủ ý, điêu luyện và có kiểm soát

–          Củng cố trí nhớ, khả năng chú ý, tập trung và tính kiên nhẫn bền bỉ

–          Tự tin và tạo động lực

–          Hoàn thiện các kĩ năng xã hội

–          Thành công trong học tập

–          Hoàn thiện phát triển nhận thức

Phòng vệ lành mạnh và tiêu cực

Để mô tả vai trò của các phản xạ trong việc duy trì hoạt động chức năng của trẻ thường cũng như trẻ gặp khó khăn, Masgutova dẫn chiếu đến cơ chế phòng vệ "lành mạnh” và "tiêu cực”. Khi một đứa trẻ bị giật mình kêu khóc cầu cứ hoặc khi một đứa trẻ ở tuổi tập đi chỉ vảo ngón chần, cúi xuống sàn, khi bố đỡ nó xuống, hệ thống phản xạ hoạt động theo một cách thức lành mạnh. Các phản xạ liên quan đã trưởng thành về mặt thần kinh học và hệ thần kinh cảm giác hoạt động tốt: tiểu não "nhận” ra được các yếu tố tác động và tổ chức phản xạ vận động phòng vệ mà không gặp phải sự gián đoạn nào tới khả năng suy luận và phát triển tổng thể.

Việc kích hoạt tự nhiên của một phản xạ vận động hình thành từ việc dồn tích căng thẳng trong các cơ liên quan và kết thúc bằng việc giải tỏa căng thẳng đó khi chuyển động. Dần dần, nếu chúng ta hạn chế một hoạt động phản xạ, có thể do bị giới hạn, do sợ hạnh hoặc một mệnh lệnh "giữ yên đấy và chú ý vào”  có thể làm mất đi sự kết nối với kích thích cảm giác ban đầu và có thể sẽ không thể hiện ra theo cách thức phản xạ vận động thông thường. Tuy nhiên, căng thẳng ở cơ thì vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Trong các trường hợp khác sự liên kết giữa vận động và cảm giác cơ thể quá mạnh dẫn đến việc phản ứng vận động quá mạnh hoặc quá yếu và làm cho cơ năng yếu.

Cơ chế phòng vệ tiêu cực xuất hiện khi có một phản xạ không trưởng thành và phản xạ bị rối loạn chức năng tiếp tục tồn tại vượt ngoài mức ngưỡng cần thiết và không còn hữu ích. Ví dụ như một phản xạ nắm tay chưa được tích hợp sẽ dẫn đến việc cầm bút chì rất yếu. Hay phản xạ ATNR hoạt động mạnh quá đòi hỏi trẻ phản nắm chặt tay và cơ vai để tránh cho cánh tay duối thẳng khi viết sang bên phải tờ giấy và gây khó khăn trong việc dịch chuyển ranh giới và tổ chức thị giác và thính giác ở khu vực trục dọc cơ thể. Một đứa trẻ vẫn còn phản xạ STNR sẽ gặp khó khăn khi ngồi và có thể phải vòng tay ôm mắt cá vòng quanh chân để tránh cho đầu gối không duỗi ra khi tay gập lại. Tất cả những hình thức bù đắp này không những làm cạn kiệt năng lực đáng phải dành cho công việc đang phải làm, mà còn làm tổn hại đến việc phát triển vận động một cách lành mạnh.

Bất kì dạng stress nào cũng dẫn tới phản ứng phòng vệ tiêu cực: phát triển vận động kém do cạn kiệt vận động gây ra (mất quá nhiều thời gian trên ghế ngồi trong ô tô và các công cụ giới hạn khác, các phương pháp điều trị y học khác chẳng hạn nhứ sắp xếp lại do cứng hông, sinh nở khó hoặc bệnh, trấn thương khi sinh, trấn thương về mặt tình cảm, ức chế kinh niên trong cuộc sống hàng ngày).

Sự phòng vệ tiêu cực thể hiện qua sự căng cơ các phản xạ gốc và lực đẩy ngăn chặn sự tự điều chỉnh và thiết lập kĩ năng. Trong quá trình phát triển phản xạ bệnh lý và rối loạn chức năng cao thường gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như kiểu chuyển động rối loạn hoặc lặp đi lặp lại, chứng liệt co cứng và trương lực cơ ở chi hoặc cơ năng yếu kinh niên. Phát triển bị kìm hãm lại và quá trình tư duy ở vỏ não bị bỏ qua khi hệ thống phản xạ chịu sự điều khiển của tiểu não kiểm soát hành vi.

Kết quả nghiên cứu

Trong công trình nghiên cứu trên 3000 trẻ em ở độ tuổi 1 tháng đến 18 năm, nhà sáng lập tìm ra sự liên hệ giữa những phản xạ tích hợp kém và một số chứng chậm phát triển nhất định. Những phát hiện này cho thấy việc tích hợp chưa hoàn tiện ở kiểu phản xạ có thể liên quan tới nhiều khó khăn về mặt cấu trúc và chức năng.
 
Rối loạn  Phản xạ liên quan  % trẻ có biểu hiện khác thường
Trí nhớ kém  ATNR  78%
Khả năng chuyển đổi từ hoạt động rõ ràng sang tư duy trừu tượng và logic  STNR  57%
 ADD, ADHD  STNR,ATNR, Spinal Galant, Spinal Pereze  58%
 Dị ứng thức ăn Spinal Pereze  54% 
 Đái dầm, vệ sinh kém  Spinal Galant  72%

Điều hòa cảm giác và vận động của một phản xạ

Để hiểu được mối liên hệ giữa các phản xạ và rối loạn chức năng, trước hết chúng ta cần xem xét cấu trúc của một hệ thống phản xạ đã được tích hợp. Mỗi phản xạ bao gồm 1 vòng chu kỳ có 3 cấu phần cho phép phản xạ vận động bật lại một yếu tố tác động nào đó.

 Phần  I – Kích thích giác quan tác động tới hệ thống xúc giác, cảm giác bản thể, thị giác hoặc thính giác. Hệ thống thần kinh hướng tâm (các đầu dây tiếp nhận và sợi thần kinh chuyển tải lực xung từ cơ thể lên não nhận diện yếu tố tác động và chuyển thông tin lên não. Chúng ta không thể đo lường chính xác mức độ nhạy cảm hoặc hiệu quả hoạt động của hệ thống này.

 Phần II – Hoạt động của não. Phần này trong chu trình hoàn toàn không nhìn thấy được. Chúng ta phỏng đoán là khi hoạt động bình thường, hoạt động của nó trao đổi tương ứng với chương trình lập mã gen bẩm sinh: não bộ giải nghĩa các dấu hiệu từ hệ thống cảm giác và kích hoạt một cách thức phản xạ phù hợp hướng tới bảo vệ/sống còn hoặc hướng tới phát triển. Chúng ta cũng phỏng đoán rằng nó có thể bị rối loạn hoạt động hoặc theo một cách thức bệnh lý.

 Phần 3 III – Phản xạ vận động. Hệ thống thần kinh hướng tâm (là những sợi dậy thần kinh truyền xung lực từ não đến cơ thể) đưa ra mệnh lệnh có các cơ và cơ quan nội tại, các tuyến để bật ra các phản ứng phù hợp hoặc phản xạ vận động. Nó có thể là bình thường (đã trưởng thành), rối loạn (quá mạnh hoặc quá yếu) hoặc mang tính bệnh lý (tác dụng ngược, phản ứng ngược chiều hoặc không có phản xạ vận động). Chúng ta sử dụng mặt vận động có thề nhìn và đo lường được này của chu kỳ phản xạ để đánh giá sự phát triển phản xạ. Sinh lí học thần kình của hệ thống thần kinh khỏe mạnh là ở chỗ mỗi phản xạ đều phản hòa nhập ở mức độ vận động và cảm giác, mỗi yếu tố tác động cảm giác đều phải gây ra một phản ứng ở tuyến hoặc phản ứng vận động tương ứng. Sự kết nối chính xác tinh vi này giữa các yếu tố vận động và cảm giác của một chu kỳ phản xạ thông qua quy trình xử lý não bộ được dựa trên cơ sở gien và được ăn sâu  suốt hàng nghìn năm tồn tại của nhân loại.

Trường hợp các phản xạ hòa nhập kém liên quan đến rối loại chức năng hoặc chậm phát triển, M thừa nhận rằng có lỗi ở đâu đó trong chu kỳ 3 phần này.

 Các cơ quan cảm giác không giao tiếp được với não

 Não bộ không giao tiếp được với cơ, gân và dây chằng

 Hệ thống não bộ – cơ thể xão trộn hoặc rối thông tin cảm giác với phản ứng vận động. Ví dụ, phản xạ khoang bụng xuất hiện phản ứng lại với yếu tố kích thích ATNR (trẻ sẽ đóng lại chứ không kích hoạt hệ thống thính giác hoặc thị giác), phản xạ Babkin Palmomental phản hổi lại kích thích nắm tay (trẻ mở miệng và lòng bàn tay chứ không nắm chặt tay lại) hoặc phản ứng của phản xạ chống đỡ tay khi có kích thích của phản xạ kéo tay ( trẻ đẩy bạn ra chứ không kéo trẻ về phía bạn).

 Các yếu tố cấu thành tự nhiên của phản xạ phát triển kém về cách thức phản hồi, sự mạnh, hướng, thời gian và tính đối xứng

 Cách thức phản xạ hòa nhập kém với kỹ năng vận động và chuyển động có chủ ý. Nếu yếu tố kích thích cảm giác không được cơ quan cảm giác nhận diện, do não bộ giải nghĩa sai, hoặc nếu phản ứng bị lệch hướng, thì sẽ gây ra cách thức phản xạ không phù hợp. Trẻ bị chịu phải những phản ứng vận động bất thường như vậy đối với kích thích cảm giác sẽ gặp nguy cơ chậm phát triển. Sự trưởng thành và hòa nhập phản xạ với các chuyển động và kĩ năng được kiểm soát sẽ trở nên chậm chạp hoặc không đáng tin cậy, đặc biệt là khi gặp phải những khó khăn trong học tập và gặp ức chế.
 

Động lực Phát triển của Phản xạ

Các nhà chuyên môn làm việc với trẻ chậm phát triển cần hiểu được tầm quan trọng của phản xạ đã trưởng thành hoàn toàn cho phát triển tối ưu về mặt vận động, nhận thức và xã hội, vượt qua ngoài tầm vai trò của phản xạ ở trẻ sơ sinh và tuổi tập đi.

Sự trưởng thành và hòa nhập hệt thông phản xạ đặc biệt phù hợp với việc xây dựng khả năng kiểm soát, gây dựng động lực, tư duy trừu tưởng, sự sáng tạo và hành vi tinh tế có chủ ý cần thiết cho việc đạt thành quả trong học tập.

Các phản xạ có động lực phát triển 7 giai đoạn bắt đầu hình thành từ trong bào thai hoặc từ khi mới chào đời.Trong các giai đoạn từ 1 đến 3 cách thức cơ bản được hình thành trong chu kỳ vận động cảm giác, tạo ra hệ thống thần kinh để kết nối các yếu tố tác động với hoạt động sinh lí học và bảo vệ. Trong những giai đoạn này cách thức phản xạ cơ bản hỗ trợ sự phát triển và tạo vỏ bọc cho các dây kết nối thần kinh trong tiểu não, làm nền tảng cơ bản cho sự bảo vệ lành mạnh khi cần thiết. Giai đoạn 4 là giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị hình thành cách thức cơ bản cho sự tiếp tục mở rộng. Những khác biệt nảy nở từ giai đoạn 5 đến 7 định hướng hệ thống tập trung vào phát triển và thể hiện đặc trưng bới những mạng lưới thần kinh phát triển. Trong các giai đoạn sau này, các phản xạ bắt đầu hòa nhập với chuyển động có chủ đích. Trườn bò là một phản xạ tự động trở thành một lựa chọn có chủ đích của chuyển động bò lại phía một đồ chơi yêu thích. Chậm phát triển phản xạ hoặc bỏ qua bất kỳ giai đoạn này luôn làm ảnh hưởng đến việc hình thành các kĩ năng trong tương lai.

Tiến bộ, thành quả bị chững lại không vươn lên vì hệ thống thần kinh cần thiết chưa phát triển. Trong trường hợp này trẻ phát triến những rối loạn chức năng hoặc các cách thức bù đắp khác mà không phải là những kiểu phản xạ thực sự không đáng tin cậy trong các tình huống gặp ức chế hoặc giai đoạn chuyển tiếp bất ngờ. Mỗi phản xạ phản hoàn thành bảy giai đoạn từ khi hình thành cho tới phát triển rồi trưởng thành đến hòa nhập. Khái niệm này hoàn toàn khác với cách hiểu vốn có từ trước tới nay về sự ức chế của phản xạ.
 
Ví dụ, một học sinh bỏ qua một trong những giai đoạn phát triển sau của phản xạ nắm, có thể vẫn viết ở mức đọc được những sẽ rất dễ bị mệt do lực nắm bút không đủ hiểu quả về mặt thần kinh học.  Cậu cảm thấy việc viết vô cùng căng thẳng và cứ khi nào có thể là lảng tráng. Phản xạ hỗ trợ tay chưa trưởng thành hoặc chưa hòa nhập có thể dẫn đến việc trẻ có cảm giác về không gian kém.

Một phản xạ chống đỡ tay chưa trưởng thành hoặc chưa tích hợp có thể dẫn tới hậu quả là cảm giác không gian kém (không hình dung được "khoảng cách trong vòng tay” và thiếu sự tôn trong không gian riêng tư của chính bản thân mình và của những người khác.

Các ví dụ khác về mối quan hệ giữa tích hợp phản xạ và hoạt động chức năng khỏe mạnh trong cuộc sống:

–          Các phản xạ bảo vệ gân nuôi dưỡng dây chằng: quá trình tự điều chỉnh, sức khỏe và sinh khí

–          ATNR: cảm giác bản thể, nghe và nhớ, điều hòa âm thanh và hình ảnh, phối hợp mắt/tay

–          STNR và kéo thân: kiểm soát tư thế, hình ảnh hai mắt, hỗ trợ thị giác, nghe hai tai

–          Vuốt cột sống: tư thế, kiểm soát định, điều chỉnh tâm trạng

–          Vuốt và giãn cột sống: thải độc cho não và phối hợp vận động thô

–          Kéo và nắm tay: kĩ năng điều khiển tay, gồm cả viết và vẽ

–          Nắm mở lần lượt ngón tay: phân biệt, tính tóa và các kĩ năng học toán khác

Chống đỡ tay: cảm nhận không gian riêng tư, kĩ năng xã hội.

Đánh giá

Để đánh giá những gì có thể nhìn thấy và đo lường được trong chu trình phản xạ 3 phần: đó là phản xạ vận động. Bà xem xét 5 đặc điểm chính của từng phản xạ.

–          Kiểu phản xạ:Phản xạ vận động phải đúng chính xác với kiểu mã gen liên kết với các yếu tố tác động cảm giác

–          Hướng: Mỗi phản xạ thể hiện một thứ tự phản hồi lại hoặc chuyển động chính xác kết thúc ở tư thế chính xác hoặc tiếp tục theo một hướng nhất định.

–         Thời gian và sự năng động: Chu trình phản xạ nối với đầu vào cảm giác, xử lý não bộ và phản ứng vận động. Để hoàn thành chức năng bảo vệ, phản xạ phải nhanh chóng tiếp ngay sau khi có kích thích cảm giác. Thời gian phản hồi chậm có thể dẫn đến thương tổn hoặc chậm phát triển.

–          Độ mạnh: sức mạnh về năng lượng và thể chất cho vận động phụ thuộc vào sự điều chỉnh phù hợp trong hệ thống cơ và dây chằng. Độ mạnh của phản xạ cơ phải tương xứng với độ sâu của yếu tố kích thích. Các phản ứng quá mạnh, quá yếu hoặc không có phản ứng gì là biểu hiện chưa đủ độ mạnh.

–          Tính tương xứng: Phản ứng vận động trong một chu trình phản xạ cần được cân đối hai bên. Tính tương xứng phải thể hiện rõ ở cấu trúc cơ thể, sự tổ chức cơ thể và các chí, hướng và kiểu chuyển động phản xạ, thời gian và độ mạnh của phản ứng.

Can thiệp:

Phương pháp Tích hợp Phản xạ đưa ra các bài điều hòa chung cho phát triển chuyển động và các bài điều chỉnh riêng cho các rối loạn hoạt động và bệnh lý trong các dạng chuyển động cơ bản. Căn cứ vào quan điểm coi phản xạ như những yếu tố điều khiển chức năng vận động, cảm giác, bản thể đóng vai trò then chốt cho sức khỏe, phát triển và học tập.

Cách nhìn nhận của Bà về chu trình gồm cảm giác, não bộ và vận động dẫn đến việc chú trọng vào kích thích các điểm huyệt vận động thần kinh và vận động cảm giác trên cơ thể, kéo giãn cơ thể, chân tây và xoay các khớp. Tất cả các quá trình này liên quan đến sự tác động qua lại giữa kiểu chuyển động phản xạ và cấu trúc cơ thể.

Các kỹ thuật khác giải tỏa tắc nghẽn hay căng thẳng ở các cơ trên toàn cơ thể, kích thích hệ thống bản thể, khai thông việc trao đổi thông tin giữa các cơ, gân, dây chằng và điều chỉnh các đầu dây thần kinh tiếp nhận áp lực sâu. Phản xạ và các kiểu chuyển động nguyên mẫu tồn tại như một phẩn tự nhiên trong cơ thể con người. Khi chúng ta làm thức tỉnh các kết nối vận động, cảm giác và thần kinh, chúng có thể hòa nhập và trở thành nguồn lực nuôi dưỡng sức khỏe, giúp cơ thể tự điều chỉnh, học tập và phát triển. Một khía cạnh khác trong phương pháp này liên quan đền các bài tập sửa chữa để kết nối lại, tăng cường hoặc hình thành những đường thần kinh mới băng việc quay trở lại kiểu phản xạ vận động tự nhiên và các dạng biến đối. Điều may mắn cho chúng ta là KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN. Các bài tập cơ thể nhẹ nhàng, các chuyển động dễ dàng mở ra cánh cửa đến nguồn lực tự nhiên và và sự hiểu biết về cơ thể.


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357