38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

Triết Lí Giáo Dục Của Bạn Là Gì?

| Ngày đăng: 14/01/2020, 07:12 AM |
Một buổi sáng, trong một lần đưa cậu con trai mười tám tháng tuổi của tôi đến lớp nhà trẻ, tôi đã nghe thấy một bà mẹ la mắng đứa trẻ 3-4 tuổi về bài tập về nhà. Vâng, ý của tôi là đã nghe thấy cụm từ "hoàn thành bài tập về nhà” ở lứa tuổi mầm non. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về sự chu đáo của các cô giáo của con tôi, nhưng thành thật tôi đã tìm hiểu và vẫn còn lưu giữ những bài báo, tài liệu về các chương trình học tập cho trẻ em trong máy tính của mình;

Là một giáo viên, hơn một thập kỷ gắn bó với công việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi có một quan điểm vững chắc rằng việc một đứa trẻ ba – bốn tuổi mang bài tập về nhà đi ngược hoàn toàn với triết lí giáo dục của mình. Đối với tôi:

+ Giáo dục nên nuôi dưỡng sự tò mò tự nhiên ở đứa trẻ chứ không phải là một nguồn lo lắng và sợ hãi.
+ Giáo dục phải đáp ứng các câu hỏi và sở thích của trẻ em chứ không nên chỉ được cấu thành từ các bài tập do người lớn đưa ra.
+ Giáo dục cần được xây dựng phù hợp.

Từ câu chuyện đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về làm thế nào những bậc cha mẹ, những người không công tác trong ngành giáo dục, có thể khám phá triết lý giáo dục của chính họ.

Triết lí giáo dục là gì?
Cụm từ "triết lý” có thể gợi ý cho bạn về một điều gì đó khó hiểu và phức tạp. Thực sự, đó là một lời phát biểu quan điểm về niềm tin của bạn về mục đích của giáo dục. Bởi vì triết lý giáo dục của bạn sẽ phản ánh các giá trị và thế giới quan của bạn, những điều cần thiết làm nên con người  bạn. Vì vậy chắc chắn không có một triết lí giáo dục nào là duy nhất.

Tại sao các bậc cha mẹ nên xác định một triết lý giáo dục cho mình?
Khi còn là một học viên theo học một chương trình Thạc sĩ về dạy học Văn học Anh cho học sinh cấp hai, tôi đã từng được yêu cầu viết ra triết lí giáo dục của mình. Những gì tôi dạy và cách tôi dạy đều xuất phát từ những quan điểm giáo dục nền tảng đó. (Tất nhiên trong đó cũng sẽ có sự ảnh hưởng phần nào của những yêu cầu của trường học, phòng giáo dục, sở giáo dục..). Vì vậy, cho dù bạn có phải là một nhà giáo dục hay không, cho dù bạn có nhìn nhận bản thân bạn là một giáo viên quan trọng của con bạn hay không, thì việc hiểu về triết lý giáo dục có thể giúp bạn hiểu và chắc chắn về thực tế giáo dục của con bạn diễn ra mỗi ngày. Con tôi đang học những gì? Con tôi học như thế nào? Cả hai điều đó có phù hợp với những gì mà tôi mong muốn mang đến cho con tôi không? Khi ấy tôi sẽ chuẩn bị tốt hơn để trả lời các câu hỏi như:

Ngôi trường này là đúng trường cho con tôi?
Cách học tập này là hoàn toàn phù hợp với con tôi?
Tại sao tôi có cảm giác không thoải mái với những gì đang diễn ra trong lớp học con của tôi?
Tôi nên chắc chắn điều gì để thảo luận trong cuộc gặp tới với giáo viên của con tôi?
Làm thế nào để tôi hỗ trợ việc học ở nhà của con tôi được tốt nhất?
Làm thế nào để có được một triết lí giáo dục?

Hiển nhiên, một triết lý giáo dục đúng với người khác chưa chắc phù hợp với bạn, cũng giống như việc triết lí giáo dục không thể xuất hiện một sớm một chiều; nó đúng hơn là một quá trình khám phá và làm rõ những niềm tin mà bạn đã có. Có một số cách để làm như vậy.
 

Suy ngẫm từ chính trải nghiệm giáo dục khi bạn còn nhỏ
Hãy suy ngẫm về tuổi thơ của mình. Ai là giáo viên bạn yêu quý nhất, và tại sao? Những trải nghiệm học tập nào làm bạn thích thú- và trong số đó những trải nghiệm nào làm bạn thất vọng? Bạn đã làm gì để vượt qua sự chán nản để hiểu được một kiến thức mới? Khi nào bạn hiểu ra rằng sự chán nản, buồn bực trong lúc học chỉ là một cảm giác, không hơn?  Mặc dù phải thừa nhận rằng con bạn là một người khác với bạn nhưng, trong một số lĩnh vực, trong một phạm vi nào đó thì triết lí giáo dục có thể bắt đầu bằng trải nghiệm học tâp của chính bạn, trải nghiệm tốt và xấu.

 Lấy ví dụ về việc làm bài tập về nhà cho trẻ, từ trải nghiệm học tập của tôi về điều này, thành thực mà nói nó thật sự ngột ngạt và quá sức.
 
Tưởng tượng về con người mà bạn hy vọng con mình trở thành
Theo những gì tôi được học trong chương trình đào tạo giáo viên phổ thông, chúng tôi đã học cách lên kế hoạch ngược. Để viết một chương trình, hoặc thiết kế bài học, điều đầu tiên tôi phải làm là viết ra những điều học sinh nên hiểu hoặc học sinh có thể làm được điều gì sau khi kết thúc khóa học, bài học đó. Sau đó, tôi mới bắt tay vào việc xây dựng chương trình hoặc bài học từ đầu cho đến khi kết thúc. Tương tự như vậy, bạn hãy thử tưởng tượng xem con bạn sẽ như thế nào khi chúng kết thúc việc học ở trường là gì? 

Ví dụ, tôi muốn Criter, con trai tôi khi lớn lên sẽ trở thành một người tự học và học tập suốt đời – nói theo một cách khác, cuối cùng tôi muốn con tôi vẫn tiếp tục học tập sau khi học xong phổ thông, nghĩa là việc học tập của nó không dừng lại mà học tập liên tục.  

Vì vậy, lần theo mục đích này, tôi tin rằng việc giáo dục con tôi hiện tại có thể nuôi dưỡng trí tò mò, khả năng xác định và nhận diện vấn đề của con tôi cũng như khả năng  tự tìm ra câu trả lời.

Ngay bây giờ hãy tìm đọc những cuốn sách, lời trích dẫn truyền cảm hứng về giáo dục
Có rất nhiều trang web, fanpage chỉ ra danh dách các đầu sách hoặc câu nói truyền cảm hứng cho các bậc cha mẹ và con cái. Hãy tìm cho mình câu trích dẫn mình ấn tượng, ghi lại hoặc dán chúng ở nơi bạn có thể đọc chúng hàng ngày.

Ví dụ, dưới đây là một câu nói mà tôi thích, ở chương đầu của cuốn Lá thư gửi đến giáo viên của Vito Perrone:

"Chúng tôi thường nói về trẻ em như là chủ nhân tương lai của xã hội. Chúng ta tin điều gì, chúng ta hướng đến điều gì? Bảo tồn hay thay đổi? Hãy đảm bảo rằng trẻ em có thể sống trong thế giới đó, hoặc đảm bảo những kỹ năng, kiến thức và sự sắp xếp có ý đồ sẽ cho phép đứa trẻ thay đổi thế giới, kiến tạo dựa trên những khía cạnh những khả năng mới.

Nguồn: naturalparent


Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357