38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

CÁC DẤU HIỆU CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC THẤP

| Ngày đăng: 21/02/2020, 08:19 AM |
Trí thông minh cảm xúc thấp (Low emotional intelligence) là vấn đề có thể ảnh hưởng đến một loạt các mối quan hệ xã hội. Một vài chuyên gia thậm chí còn cho rằng trí tuệ cảm xúc còn quan trọng hơn cả IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) trong việc xác định sự thành công chung trong cuộc sống.

Hãy suy nghĩ về lần gần đây nhất mà bạn tranh cãi với người khác vì họ không hiểu được những cảm xúc của bạn. Hoặc xem xét lần gần nhất mà bạn có xung đột với người khác do bạn không hiểu cảm xúc của người đó. Trong cả hai trường hợp, trí thông minh cảm xúc có thể đóng vai trò trong các cuộc xung đột tiềm ẩn.

Trí thông minh cảm xúc có thể đóng vai trò quan trọng trong cách thức chúng ta tương tác với người khác. Đôi lúc những người đồng nghiệp, chủ lao động, bạn bè, thành viên gia đình và những người quen biết khác có thể có những kỹ năng cảm xúc nghèo nàn làm cho những tình huống xã hội thêm phần khó khăn và căng thẳng. Trong một vài trường hợp khác, thậm chỉ có thể là kỹ năng cảm xúc của chính bạn cần phải được cải thiện.

Mức độ cá nhân của trí thông minh cảm xúc thường được gọi tắt là chỉ số thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient – EQ). Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của trí thông minh cảm xúc thấp:
 

1. Có quá nhiều cuộc tranh cãi
Bạn có thể biết một người nào đó có vẻ luôn muốn tranh cãi với người khác. Bạn bè, thành viên gia đình, hoặc đồng nghiệp và thậm chí là người lạ ngẫu nhiên nào đó thích xông vào các cuộc tranh chấp, tranh cãi cá nhân. Bởi do EQ cá nhân thấp dẫn đến sự khó khăn để hiểu được cảm xúc của người khác, họ thường cảm thấy muốn tranh cãi mà không xem xét người khác cảm thấy gì.

2. Không hiểu được người khác cảm nhận thế nào
Những người EQ thấp thường hoàn toàn không hiểu được cảm nhận của người khác. Họ không cảm nhận được rằng bạn đời của họ có thể giận dữ với họ hay đồng nghiệp của họ đang phát cáu. Không chỉ vậy họ tỏ ra rất khó chịu khi người khác mong muốn họ tìm hiểu về cảm nhận của người khác. Nhìn chung, cảm xúc có xu hướng càng trầm trọng thêm đối với người có EQ thấp.

3. Nghĩ rằng người khác quá nhạy cảm
Những người có EQ thấp có thể chèn những trò đùa trong các thời điểm và tình huống không thích hợp. Ví dụ, họ có thể làm một trò đùa tại đám tang hay trong các sự kiện bi thảm. Khi người khác phản ứng với trò đùa đó, những người EQ thấp cảm thấy người khác đơn giản là quá nhạy cảm. Những người này thường khó hiểu được những cảm xúc của người khác, vì thế đừng lạ khi họ không thể giải thích được những cung bậc cảm xúc trong các sự kiện như thế.

4. Từ chối lắng nghe quan điểm từ người khác
Những cá nhân EQ thấp cảm thấy họ luôn đúng và sẽ bảo vệ lý lẽ của họ một cách mạnh mẽ, nhưng lại từ chối lắng nghe quan điểm do người khác nói. Điều này lại càng đặc biệt đúng nếu người khác chỉ trích cá nhân đó không hiểu được người khác đang cảm nhận thế nào. Họ thường cho rằng người khác bi quan hoặc chỉ trích thái quá cảm xúc của người khác.

5. Đổ lỗi cho người khác
Những người có trí thông minh cảm xúc thấp ít khi chịu tự soi xem cảm xúc bản thân họ có đưa thể đưa đến các vấn đề hay không. Khi mọi thứ sai lầm, bản năng đầu tiên của họ là đổ lỗi cho người khác. Họ thường đổ tại đặc điểm của tính huống hoặc những hành vi của người khác dẫn đến sai lầm. Họ cũng có thể cho rằng họ không có lựa chọn nào khác và người khác đơn giản là không hiểu được những tình huống mà bản thân họ phải đối diện. Khuynh hướng không nhận trách nhiệm này thường làm họ cảm thấy cay đắng và họ là nạn nhân.

6. Không có khả năng đối phó với các tình huống có tính đeo-mang-cảm-xúc
Những người có trí thông minh cảm xúc thấp rất khó để thấu cảm những tình huống có cảm xúc mãnh liệt (dù là của chính họ hay người khác). Những cá nhân này thường tránh xa các tình huống phải đối phó với những nguy cơ tổn hại cảm xúc. Che giấu cảm xúc thật của họ khỏi người khác cũng rất phổ biến.

7. Bộc phát cảm xúc bất chợt
Khả năng điều chỉnh cảm xúc là một trong năm thành phần quan trọng nhất của trí thông minh cảm xúc. Những người có EQ thấp thường phải vật lộn để hiểu và kiểm soát cảm xúc của họ. Họ có thể bộc phát cảm xúc bất chợt, dường như quá bạo liệt và không thể kiểm soát.

8. Khó khăn trong việc duy trì tình bạn
Bởi vì người có EQ thấp thường bị tắt đi sự mong muốn thân thiết và bị vô cảm, nên họ khó khăn trong việc duy trì tình bạn. Những tình bạn thân thiết đòi hỏi sự tương hỗ qua lại, sự chia sẻ cảm xúc, lòng trắc ẩn, và hỗ trợ tinh thần, tất cả điều đó với người EQ thấp là vô cùng khó khăn.

9. Thiếu sự thấu cảm
Bởi vì những người có trí thông minh cảm xúc thấp không hiểu được những cảm xúc của người khác, họ ít có kinh nghiệm thấu cảm với người khác. Họ không nắm bắt được cảm nhận của người khác, vì vậy họ không thể đặt-chân-mình-vào-giày-của-người-khác được.

Trí thông minh cảm xúc thấp có thể phá hoại nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một cá nhân. Trường học, gia đình, tình bạn, và các mối quan hệ lãng mạn chỉ là một vài trong số những khía cạnh cuộc sống mà một người có EQ thấp phải đương đầu với những khó khăn. Nếu bạn cho rằng những kỹ năng cảm xúc của mình cần được rèn luyện thêm, thì hãy bắt đầu tìm hiểu thêm về những thành phần chính quan trọng của trí tuệ cảm xúc.


Lê Thành Nhân (tổng hợp, lược dịch)
 

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357