38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

SỰ THẬT VỀ KÍ ỨC SỚM NHẤT CỦA CHÚNG TA

| Ngày đăng: 09/03/2020, 08:15 AM |
 Mặc dù bạn có thể nhớ nhiều chuyện từ khi còn rất, rất nhỏ, nhưng bất cứ thứ gì ta nhớ từ trước khi đi học có nhiều khả năng là một câu chuyện mà ta biết về bản thân hơn là kí ức thật sự về một sự kiện.   
Sự sống động là một chỉ báo nghèo nàn cho tính chính xác của bộ nhớ. Thay vào đó, sự sống động phụ thuộc nhiều vào việc bạn nhớ lại sự kiện bao nhiêu lần. Vì vậy, chỉ bởi việc bạn có một kí ức sống động từ thời thơ ấu, thì không hẳn là nó đúng. 
 
  Những nhà tâm lý học đã suy nghĩ về sự huyền bí của sự đãng trí tuổi thơ (childhood amnesia) từ thời Freud. Một khả năng là trí nhớ của chúng ta đồng hành với sự phát triển ngôn ngữ: Trí nhớ tự truyện có tính tường thuật, và để kể lại các câu chuyện, bạn cần sự chỉ dẫn đầy đủ của ngôn ngữ - thứ mà không thể hoàn thiện cho đến khi bạn đi học.   
  Nó không có nghĩa là trẻ nhỏ và trẻ vừa biết đi không thể tạo thành bất cứ thứ kí ức gì. Thậm chí việc trẻ em học cách nhận diện mẹ và các thành viên trong gia đình cũng là một loại trí nhớ. Và những trải nghiệm từ khi còn bé xíu có thể định hình nên hành vi cho đến cuối đời. Nhưng đó là trải nghiệm chúng ta cảm nhận với toàn bộ cơ thế mình, ta không cần có ngôn ngữ để duy trì trí nhớ đó. 
 
 

  Bí mật thật sự không phải là tại sao chúng ta lại bị đãng trí tuổi thơ (childhood amnesia). Mà chính xác là tại sao chúng ta lại có trí nhớ tự truyện. Mục đích tồn tại của trí nhớ tự truyện là không rõ ràng. Vấn đề thật sự là: quá khứ là quá khứ, và ta không thể làm gì để thay đổi chúng.   

  Trí nhớ không phải là để bảo tồn quá khứ, nó là để dự đoán tương lai. Khi chúng ta lặp lại những trải nghiệm đã từng kinh qua, kí ức và cảm giác về những sự kiện trước được hồi tưởng lại và chúng có thể thúc đẩy chúng ta thêm nghị lực hay làm chúng ta thụt lùi.   

  Tuy nhiên, trí nhớ tự truyện thì lại hoàn toàn tập trung ở quá khứ, không phải tương lại. Vì thế nếu những kí ức không cung cấp cho chúng ta bất kì giá trị sống còn nào, như dự đoán được kết quả của sự việc, tại sao chúng ta lại nhớ những kí ức cá nhân (personal memories) trước hết? Một khả năng mà Koppel và Rubin ủng hộ đó là chúng ta không chỉ lưu trữ trí nhớ tự truyện. Thật sự là chúng ta đã thủ đắc những câu chuyện tường thuật cá nhân (personal narratives).   

  Khi những người cao niên được yêu cầu hồi tưởng lại một sự việc trong cuộc sống, họ có xu hướng gợi lại những kí ức giữa hồi 20 và 30 tuổi. Nó chính là kí ức nổi bật (reminiscence bump), như những người lớn tuổi nhìn nhận lại thời hoàng kim của tuổi trẻ mình. Có lẽ, đó là trường hợp mà Koppel và Runbin đề cập, là những sự kiện quan trọng trong cuộc sống mà hầu hết chúng ta chia sẻ. Chúng ta tốt nghiệp, tìm được việc làm, kết hôn và lập gia đình. Với những sự kiện quan trọng này, chúng ta dễ dàng thu thập thông tin cá nhân và ghép chúng lại với nhau, điền khuyết vào những mảnh còn thiếu với suy luận hợp lý để xây dựng một câu chuyện diễn ra xuyên suốt trong cuộc sống của chúng ta.   

  Có những cách khác để gợi ra trí nhớ tự truyện. Một trong số đó là liên kết bằng từ ngữ. Ví dụ, tôi nói "cái búa”, và bạn hồi tưởng lại lần bạn bị búa gõ vào tay hoặc khi bạn dùng chiếc giày thay cho cái búa vì bạn không có cái búa thật sự. Khi những người lớn tuổi được yêu cầu nhớ lại những sự kiện cá nhân theo cách này, họ thường tường thuật lại những sự việc ngẫu nhiên trong quá khứ gần, chứ không phải từ hồi còn trẻ.   

  Một kĩ thuật khác gợi lại kí ức bằng cách sử dụng mùi hương: "Hãy ngửi mùi này và cho tôi biết điều đầu tiên ông/bà nhớ ra!”. Trong điều kiện này, người cao tuổi thường sẽ nhớ lại những gì từ thời thơ ấu. Koppel và Rubin cho biết tín hiệu của mùi hương bằng cách nào đó đã bỏ qua hệ thống ngôn ngữ, vốn chi phối trí nhớ tự truyện, do đó, nó tiếp cận được với những kỉ niệm mà chúng ta mã hóa trong một định dạng phi ngôn ngữ.   

  Chuyện phiếm về kí ức của bản thân đóng một vai trò quan trọng trong việc chúng ta hiểu người khác và người khác hiểu chúng ta. Và chia sẻ kinh nghiệm là chất keo gắn kết các mối quan hệ xã hội. Có lẽ, sau đó, tính chính xác của bộ nhớ tự truyện không phải điều quan trọng mà là điều chúng ta nói và cách chúng ta nói để phát triển mối quan hệ.   
 
P.N.T.A lược dịch
 
Nguồn: st   
Nguồn tham khảo của bài gốc: Koppel, J. & Rubin, D. C. (2016). Recent advances in understanding the reminiscence bump: The importance of cues in guiding recall from autobiographical memory. Current Directions in Psychological Science, 25, 135-140. 

 

Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357