38/9 Nguyễn Ảnh Thủ - khu phố 4 - phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
037.257.8357

KHẢ NĂNG TRUY CẬP KIẾN THỨC TRONG TRÍ NHỚ

| Ngày đăng: 09/03/2020, 10:16 AM |



Khả năng truy cập lại kiến thức là sự dễ dàng để một đơn vị kiến thức đã đạt được trước đó xuất hiện trong tâm trí. Kiến thức này có thể bao gồm một khái niệm đơn lẻ hay một tổ hợp các khái niệm tương quan với nhau (một giản đồ - schema), một mệnh đề hay chuẩn mực xã hội, một trải nghiệm quá khứ và cảm xúc liên quan tới trải nghiệm đó, hoặc một quy trình nhằm đạt được mục tiêu đặc biệt nào đó. Sự truy cập vào một đơn vị kiến thức đặc biệt nào đó có thể được suy ra từ lượng thời gian cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải có kiến thức đó, hoặc cách khác, từ cơ hội khả dĩ mà kiến thức đó được sử dụng thay vì những kiến thức khác vốn tương đương hoặc thậm chí dễ ứng dụng hơn.


Tầm quan trọng của việc truy cập kiến thức phát xuất từ thực tế rằng: khi cá nhân được kêu gọi đưa ra phán đoán hay quyết định, họ hiếm khi suy tính hết tất cả những kiến thức tiềm tàng liên quan tới việc đó mà họ "gọi tới”được trong trí nhớ. Thay vào đó, họ thường sử dụng những "khối kiến thức con” (subset) có liên quan – những "khối kiến thức con” này xuất hiện trong tâm trí họ cách dễ dàng nhất mà không cần suy xét đến những thông tin hay khái niệm khác khó truy cập hơn (dù những thông tin, khái niệm này cũng có thể ứng dụng được). Như thế, khi có vài đơn vị kiến thức có thể ứng dụng như nhau nhằm đạt tới một mục đích nào đó (diễn giải một mẩu thông tin, đưa ra phán đoán, thực hiện một nhiệm vụ nào đó…), thì phần kiến thức dễ được truy cập nhất trong trí nhớ sẽ dễ được dùng tới hơn.


Nền tảng lý thuyết: việc đề ra ý tưởng về ảnh hưởng của khả năng truy cập kiến thức bắt nguồn từ nhiều lý thuyết đại cương về trí nhớ. Những lý thuyết này thường mang tính ẩn dụ điển hình và không hề có tham vọng miêu tả xem kiến thức được biểu hiện thực sự như thế nào trong trí nhớ. Mô hình theo thuyết kết nối (connectionist models) – vốn cho rằng kiến thức được phân phối khắp hệ thống trí nhớ hơn là được chứa ở mộtvùng đặc biệt nào đó – có lẽ mang lại những mô tả xác đáng hơn của hiện tượngtruy cập kiến thức này. Tuy nhiên, theo những gì đã viết về hiện tượng này thìnhững mô hình kết nối vẫn không được phát triển thích đáng để có thể khái quát thành những dự đoán tiên nghiệm rõ ràng.


Có một khái niệm về sự truy cập kiến thức (sự truy cập này được khái niệm hóa) dựa trên mô hình về sự kích hoạt lan tỏa của trí nhớ liên tưởng.Theo mô hình này thì các đơn vị kiến thức được kết nối trong trí nhớ theo những đườngmòn liên tưởng, với chiều dài của đường mòn này (biểu thị cho độ mạnh của liên tưởng) giảm dần theo số lần các đơn vị kiến thức được nghĩ tới trong mối tươngquan giữa chúng. Khi một đơn vị kiến thức được kích hoạt (như được nghĩ tới, chẳng hạn), hưng phấn lan tỏa từ phía đơn vị đó dọc theo đường mòn thần kinh kết nốinó với các đơn vị khác, và khi hưng phấn tích tụ lại tại một nơi nào đó trongnhững vùng này (tức là trong những "đơn vị khác” ấy) mạnh hơn ngưỡng kích hoạt quy định thì nó cũng được kích hoạt theo luôn. Khi một đơn vị kiến thức không được nghĩ đến nữa, hưng phấn tích tụ tại đơn vị đó cũng dần tan biến. Tuy nhiên, bao lâu còn tồn lại một lượng hưng phấn dư ra thì để tái kích hoạt nó,hưng phấn cần đến từ những nguồn khác sẽ ít hơn. Do đó, các đơn vị kiến thức này sẽ dễ xuất hiện trong tâm trí hơn.


Một khái niệm khác cho rằng những đơn vị kiến thức về một đề tài đặc biệt nào đó được bảo tồn trong trí nhớ, trong một cái "kho” (cái "thùng” chẳng hạn) liên quan đến chủ đề đó. Bất cứ khi nào một đơn vị kiến thức về đề tài được sử dụng, một bản sao của nó được gửi đến "thùng” gắn với đề tàiđấy. Như thế, càng được sử dụng nhiều thì bản sao của đơn vị kiến thức đó càng nhiều. Hơn nữa, những bản sao được gửi đến gần đây hơn thì nằm ở phía trên của"kho”. Khi cần thông tin về một đề tài, "thùng” liên quan sẽ được xác định, và thông tin sẽ được tìm theo xác suất từ trên xuống. Do đó, những đơn vị kiến thức càng mới thì càng dễ được gợi ra. Tuy nhiên, bởi vì việc tìm kiếm này không hoàn hảo, nên những đơn vị kiến thức phù hợp có thể thường bị bỏ qua. Vậy nên, số lần một đơn vị kiến thức được sử dụng trong quá khứ (cũng như số bản sao được chứa trong "thùng”) cũng là yếu tố quyết định của cơ hội gợi ra được nó.


Những yếu tố quyết định. Hai yếu tố quyết định về sự truy cập kiến thức đã được rút ra từ những lý thuyết về trí nhớ vừa được mô tả ở trên: tính chất mới đây (recency) mà đơn vị kiến thức được sử dụng trong quá khứ, và mức thường xuyên (frequency) nó được dùng đến. Thứ nhất, những khái niệm hay đơn vị kiến thức được dùng một thời gian ngắn trước đó, tức là trước khi người ta được yêu cầu đưa ra phán đoán hay quyết định, thì có thể ảnh hưởng đến phán đoán này, trong khi những chất liệu nhận thức khác,dù có mức ứng dụng như nhau, có thể bị bỏ qua. Ví dụ, nếu gần đây có người mới bắt gặp thuật ngữ "liều lĩnh, bạt mạng” khi đề cập tới việc thực hiện một hoạt động (dù chẳng liên quan gì tới việc đi biến), thì khi họ được yêu cầu phải nghĩ ra một ấn tượng về ai đó muốn băng qua Đại Tây Dương trên một chiếc thuyền buồm, có khả năng họ sẽ diễn giải hành vi đó là liều lĩnh một cách ngu ngốc, và sẽ đánh giá người đó thiếu thiện cảm hơn so với khi họ gặp phải thuật ngữ "phiêu lưu” trước khi nêu ra nhận xét.


Tuy nhiên, hiệu quả của "tính tức thời” (recency) thì không bền, trong khi hiệu quả của "tính thường xuyên” thì lâu bền hơn. Những khái niệm và kiến thức được rút ra thường xuyên có thể trở nên dễ truy cập hơn nhiều (dễ truy cập về lâu về dài – chronically accessible) trong trí nhớ, và do đó có thể gây ra ảnh hưởng quá nhiều hoặc quá ít lên các phán đoán và hành vi trong những tình huống mà chúng có thể đượcvận dụng. Các yếu tô văn hóa và xã hội ảnh hưởng lên tính chất thường xuyên của việc phải "chạm trán” với một khái niệm hay các chuẩn mực được đề ra có thể làm gia tăng khả năng áp dụng nó trong việc đưa ra phán đoán hay quyết định, dù các tiêu chí thay thế khác cũng có sẵn trong trí nhớ, và cũng có mức áp dụng tương đương. Nếu là trong một khoảng thời gian ngắn trước khi kiến thức được "kích hoạt”(activated), thì hiệu quả của những kiến thức được kích hoạt mới đây có thể vượtqua hiệu quả của những gì "dễ truy cập về lâu về dài”. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, thì tính thường xuyên của việc kích hoạt vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn.


Những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng khả năng truy cập kiến thức trong trí nhớ. Lấy ví dụ, suy nghĩ quá nhiều về những kích thích tại thờiđiểm gặp phải chúng bởi vì tính mới mẻ, sâu sắc của chúng, hoặc bởi sự mâu thuẫn của chúng với những dự định cá nhân, có thể khiến chúng xuất hiện trong tâm trí dễ dàng hơn sau này.


Hệ quả: việc truy cậplại những khái niệm và kiến thức có thể ảnh hưởng lên những phán đoán và quyết định thông qua việc chúng trung hòa ảnh hưởng ở một vài giai đoạn xử lý thôngtin. Khi nhận được thông tin kích thích mới, một khái niệm đã có (mang những đặc điểm tương tự với những đặc điểm mà thông tin kia mang lại) sẽ được gợi lại từ trong trí nhớ để sử dụng nhằm diễn giải thông tin ấy. Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một khái niệm có thể ứng dụng được, thì khái niệm nào dễ truy cập hơn sẽ có nhiều khả năng được sử dụng hơn. Tương tự, khi người ta được hỏi phải trình bày niềm tin của họ về một sự kiện, hay về một vấn đề đặc biệt nào đó hiện có, hoặc phải nêu ra thái độ đối với một người, một vật, hay một biến cố nào đó, người ta thường có thể lục lại trong trí nhớ để tìm những thông tin có quan hệ mật thiết với phán đoán, nhận định này. Trong những trường hợp đó, thông tin liên quan xuất hiện đầu tiên mà người đó xác định được có nhiều khả năng được sử dụng nhất, và những thông tin khác, dù cũng liên quan như thế, nhưng khó truy cập hơn, thì sẽ có ít hiệu quả hơn (một ví dụ đơn giản thế này, khả năng người ta nói rằng uống cà phê là một việc đáng "thèm” (!) sẽ nhiều hơn khi họ được hỏi vào buổi sáng, và ít hơn khi hỏi vào buổi tối khuya, vì vào buổi sáng thì nhữngsuy nghĩ về việc phải tỉnh táo thường được kích hoạt, trong khi lúc khuya thì người ta thường đang cố gắng để đi ngủ ! Hay một ví dụ khác, người ta có khả năng đánh giá một tổng thống Mỹ là thân thiện, đáng ngưỡng mộ hơn nếu họ được hỏi sau khi nghe một bài diễn văn mà trong đó tổng thống thể hiện sự tán đồng với một quan điểm, lập trường họ ưa thích; nhưng nếu thời gian trôi qua, và có nhiều quan điểm khác ít được ưa thích hơn xuất hiện trong tâm trí họ, thì việc đánh giá này sẽ giảm).


Việc vận dụng những quy trình nhận thức khác nhau (như khuynh hướng tập trung vào các hệ quả tích cực hay tiêu cực của một hành vi khi quyết định nên hay không nên tham gia hành vi ấy) có thể cũng tùy thuộc vào khả năngtruy cập những tiến trình này trong trí nhớ. Mặt khác, những khái niệm truy cập được trong trí nhớ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi. Lấy ví dụ, John Bargh và cộng sự tìm ra rằng: trình bày cho những người tham gia (ở lứa tuổi đại học) những khái niệm liên quan đến người lớn tuổi sẽ khiến họ bước ra thang máy chậm hơn sau khi rời khỏi cuộc thí nghiệm.


Nhìn chung, việc chứng minh hệ quả của việc truy cập kiến thức tập trung vào ảnh hưởng của những khái niệm và kiến thức thuộc về ngữ nghĩa (semantic). Tuy nhiên, phản ứng cảm xúc liên quan đến những kiến thức này có thể có những hệ quả tương đương. Lấy ví dụ, người nào cảm thấy vui hay không vui khi gợi lại một trải nghiệm dễ chịu hay khó chịu trong quá khứ có thể gán nhầm (misattribute) những cảm xúc này cho một kích thích mà họ gặp sau đó, dẫn đến việc họ lượng giá kích thích đó là thoải mái hơn hay khó chịu hơn so với việc lượng giá mà không có chúng.


Vai trò của ý thức: Những người được yêu cầu đưa ra phán đoán hay quyết định thường cho rằng kiến thức hiện đến trong tâm trí đã được xác định bởi loại phán đoán hay quyết định mà họ phải đưa ra, và họ không suy tính đến khả năng những yếu tố khác, kháchquan và có liên hệ với việc đó, cũng có thể có ảnh hưởng đến chúng. Trong vài trường hợp, họ có thể không ý thức được cả những nhân tố này chút nào. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng: trình bày dưới dạng tiềm thức (subliminally exposing) chonhững người tham gia một tổ hợp những khái niệm đặc biệt nào đấy, theo đó làm gia tăng khả năng truy cập những khái niệm đó trong trí nhớ, sẽ làm tăng khả năng mà khái niệm đó được ứng dụng vào những thông tin mà họ gặp phải trong nhữngtình huống khác. Tuy nhiên, ngay cả khi người ta ý thức được những khái niệm họ đã thu được trong một tình huống nào đó, họ vẫn có thể không "gán thuộc tính (attribute) truy cập” những khái niệm này vào tình huống đó khi những khái niệm này xuất hiện trong tâm trí tại một thời điểm sau đấy. Hệ quả là, lấy ví dụ, nhữngtham dự viên thực nghiệm thể hiện một niềm tin mạnh mẽ hơn vào một biến cố giả định nếu trước đây họ đã bắt gặp một phát biểu về biến có đó trong bảng hỏithăm dò ý kiến mà họ đã hoàn tất. Một khả năng khác cũng có thể xảy ra là: họ nghĩ một tên gọi hư cấu là tên gọi của một nhân vật công chúng nổi tiếng nào đấy,nếu họ bắt gặp tên gọi này trong một cuộc thực nghiệm khác vào khoảng 24 tiếng đồnghồ trước đó. Trong mỗi trường hợp, có lẽ người ta đã "gán” tính chất dễ dàng của việc nhớ lại những kiến thức này vào việc đã bắt gặp chúng trong một bối cảnh khác ngoài phòng thí nghiệm, từ đó mà suy đoán ra biến cố hay tên gọi đó là nổi bật nói chung. Thực tế thì, người ta có lẽ thường đặt phán đoán của họ về tính thường xuyên mà một biến cố xảy ra dựa trên mức độ dễ dàng mà một ví dụ (hay một trường hợp) nào đó của biến cố ấy xuất hiện trong tâm trí họ, mà không lệ thuộc vào những suy tính nào khác. Cũng như thế, trải nghiệm sự khó khăn trong việc nhớ lại kiến thức hỗ trợ cho một luận đề đặc biệt nào đó cũng có thể được dùng như một dấu hiệu báo rằng luận đề đó là vô căn cứ.


 

Khi người ta ý thức được rằng sự truy cập kiến thức trong trí nhớ có thể thể do các nhân tố không liên quan đến kích thích mà họ đang nhận định, thỉnh thoảng họ có thể xem nhẹ nó và tìm những cơ sở nền tảng khác cho việc phán đoán. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu họ vừa được thôi thúc (tức là có động cơ), vừa có khả năng thực hiện việc tìm kiếm thay thế này. Những cánhân nào ý thức được rằng họ đã và đang sử dụng một khái niệm đặc trưng (traitconcept) về việc thực hiện một nhiệm vụ ban đầu nào đấy thỉnh thoảng sẽ tránh dùng khái niệm đó để diễn giải thông tin nhận được từ một nhiệm vụ khác, không liên quan, mà họ thực hiện sau này. Tuy nhiên, nếu họ bị rối trí khi phải nghĩ đến một nhận xét nào đó mà họ bị đòi buộc phải nêu ra, hay nếu họ đã lâu không được thôi thúc phải cống hiến cho công việc, họ có thể sẽ dùng khái niệm đã được kích hoạt như nền tảng phán đoán/nhận định căn bản, dù là họ ý thức rằng việc dùng chúng có thể bị chi phối bởi những nhân tố không liên quan gì cả. – RsW

 
 Người dịch: Nguyễn Trung Hiếu 
_________________________________________________
Trích trong: Cambridge Dictionary of Psychology, 2009

 



Hotline: 037.257.8357
Zalo:037.257.8357